BÀI GIẢNG VÀ
ChatGPT
Vĩnh Ân
WHĐ (20.06.2023) – ChatGPT hiện vẫn đang là một
chủ đề hot sau hơn 3 tháng xuất hiện, làm nghiêng ngả giới công nghệ thế giới với
khả năng tổng hợp thông tin siêu nhanh và khá đầy đủ. Ngoài khả năng trả lời những
câu hỏi về kiến thức xã hội, ChatGPT còn có thể viết báo, viết tiểu luận, viết
bài phát biểu, làm thơ, soạn nhạc, thiết kế nội thất, viết code lập trình… Trước
những điều kỳ diệu ChatGPT đã làm, tôi cũng muốn thử xem ChatGPT có thể soạn
bài giảng lễ hay không.
Sau
đây, tôi xin chia sẻ vài trải nghiệm của mình với ChatGPT qua bài giảng lễ Chúa
nhật VII thường niên năm A.
Trước
hết, tôi ra đề cho nó bằng tiếng Anh vì theo lời khuyên của một số người,
ChatGPT tương tác bằng tiếng Anh tốt hơn (quả thật sau này tôi ra đề lại bằng
tiếng Việt với cùng nội dung câu hỏi, nó cho ra một bài giảng khác không hay bằng
bài giảng này). Tôi đã yêu cầu nó như sau:
Write a homily for the Seventh Sunday in Ordinary
Time Year A, especially based on the Jesus’ saying: “You must be perfect, as
your heavenly Father is perfect” (Mt 5:48) with the following chief idea: Jesus
gave a new standard based not just on the requirements of justice but based on
the law of grace, love, and freedom.
Tạm
dịch:
Hãy viết một bài giảng cho Chúa nhật VII thường
niên năm A, đặc biệt dựa trên câu nói của Chúa Giêsu: “Anh em hãy nên hoàn thiện,
như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48) với ý chính sau đây:
Chúa Giêsu đưa ra một tiêu chuẩn mới không chỉ dựa trên những đòi hỏi của công
lý nhưng dựa trên luật của ân sủng, tình yêu và tự do.
Nó
trả lời lập tức, bằng những câu chữ xuất hiện trên màn hình, như có người đang
gõ từng chữ, từng câu…, thỉnh thoảng ngừng lại trong tích tắc như thể phải suy
nghĩ… Thế rồi sau khoảng 3 phút, ChatGPT cho ra bài giảng như sau:
Chat
GPT trả lời:
My dear brothers and sisters in Christ, today’s
Gospel reading from Matthew 5:38-48 is one of the most challenging teachings of
Jesus. In this passage, he challenges us to be perfect as our Heavenly Father
is perfect. This is a new standard that is based not just on the requirements
of justice, but on the law of grace, love, and freedom.
Jesus began this section of his sermon on the mount
by saying, “You have heard that it was said, ‘an eye for an eye and a tooth for
a tooth.’” This was a principle of justice that was meant to limit the
retaliation for wrongs done to someone. It was a way of ensuring that
punishment was proportional to the offense. However, Jesus was not satisfied
with this standard of justice alone. He went further by saying, “But I tell
you, do not resist an evil person. If anyone slaps you on the right cheek, turn
to them the other cheek also.”
This is a radical statement that goes against our
natural instincts. We tend to think that if someone wrongs us, we must
retaliate in kind. We want justice, and we want it now. However, Jesus is
teaching us a different way, a way that is based on love and grace. Instead of
seeking revenge, we should turn the other cheek and offer forgiveness. This is
not weakness, but strength, for it takes great courage to forgive those who
have hurt us.
Jesus went on to say, “If anyone wants to sue you
and take your shirt, hand over your coat as well.” In other words, don’t hold
on to your possessions tightly, but be willing to give generously to those in
need. This is the law of grace and love. Jesus is telling us that we should not
just do what is required by the law, but go above and beyond what is expected.
We should be willing to give more than what is asked of us, to love more than
what is required, and to forgive more than what is deserved.
Finally, Jesus said, “You have heard that it was
said, ‘Love your neighbor and hate your enemy.’” This was a common belief in
the time of Jesus. People thought that they should only love those who were
like them and hate those who were different. However, Jesus challenged this
idea by saying, “But I tell you, love your enemies and pray for those who
persecute you, that you may be children of your Father in heaven.”
This is the law of freedom. Jesus is telling us
that we are not bound by the hatred and prejudices of this world. We are free
to love all people, even those who are different from us. We are called to be
children of our Heavenly Father, who loves all people equally. We should strive
to love and pray for even those who hate us, for this is the only way to break
the cycle of violence and hatred.
My dear friends, this is the new standard that
Jesus has set for us. It is not just a standard of justice, but a standard of
grace, love, and freedom. We are called to be perfect as our Heavenly Father is
perfect, not by our own strength or abilities, but by the grace of God. We must
rely on the Holy Spirit to transform us from within, so that we can live
according to this new standard. Let us pray that God may give us the strength
and courage to follow the way of love and grace that Jesus has shown us. Amen.
Tiếp
đến, để đỡ mất thời gian, tôi dùng Google Translate để dịch bản văn trên.
ChatGPT cũng có khả năng dịch, nhưng so sánh, tôi nhận thấy Google Translate dịch
tốt hơn ChatGPT. Nhờ Google Translate, chỉ trong nháy mắt, tôi có được bản văn
tiếng Việt, văn phong còn hơi trúc trắc, và từ ngữ dùng không quen thuộc lắm đối
với người Công giáo.
Google
translate dịch:
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, bài đọc Tin Mừng
hôm nay từ Ma-thi-ơ 5:38-48 là một trong những lời dạy thách thức nhất của Chúa
Giê-su. Trong đoạn này, ông thách thức chúng ta trở nên hoàn hảo như Cha Thiên
Thượng của chúng ta là hoàn hảo. Đây là một tiêu chuẩn mới không chỉ dựa trên
các yêu cầu của công lý, mà còn dựa trên luật ân sủng, tình yêu và tự do.
Chúa Giê-su bắt đầu phần này của bài giảng trên núi
bằng cách nói: “Các ngươi đã nghe nói rằng ‘mắt đền mắt, răng đền răng’”. Đây
là một nguyên tắc công lý nhằm hạn chế sự trả đũa cho những điều sai trái đã
làm với ai đó. Đó là một cách để đảm bảo rằng hình phạt tương xứng với hành vi
phạm tội. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không hài lòng chỉ với tiêu chuẩn công lý này.
Ngài còn đi xa hơn khi nói: “Nhưng ta nói với các ngươi, đừng chống lại kẻ dữ.
Nếu ai tát các ngươi má bên phải, thì hãy đưa cả má bên kia cho họ nữa.”
Đây là một tuyên bố triệt để đi ngược lại bản năng
tự nhiên của chúng ta. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng nếu ai đó làm sai với
chúng ta, chúng ta phải trả đũa bằng hiện vật. Chúng tôi muốn công lý, và chúng
tôi muốn nó ngay bây giờ. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đang dạy chúng ta một con đường
khác, một con đường dựa trên tình yêu và ân sủng. Thay vì tìm cách trả thù,
chúng ta nên đưa má bên kia ra và tha thứ. Đây không phải là sự yếu đuối, mà là
sức mạnh, vì tha thứ cho những người đã làm tổn thương chúng ta cần rất nhiều
can đảm.
Chúa Giê-su nói tiếp: “Nếu ai muốn kiện anh và lấy
áo của anh, thì hãy đưa luôn áo ngoài cho anh”. Nói cách khác, đừng giữ chặt
tài sản của mình, nhưng hãy sẵn sàng bố thí cách rộng rãi cho những người gặp
khó khăn. Đây là luật của ân sủng và tình yêu. Chúa Giê-su đang nói với chúng
ta rằng chúng ta không nên chỉ làm những gì luật pháp đòi hỏi, nhưng hãy vượt
lên trên cả những gì được mong đợi. Chúng ta nên sẵn sàng cho đi nhiều hơn những
gì được đòi hỏi ở chúng ta, yêu thương nhiều hơn những gì được đòi hỏi và tha
thứ nhiều hơn những gì đáng được nhận.
Cuối cùng, Chúa Giê-su nói: “Các ngươi đã nghe nói
rằng: ‘Hãy yêu người lân cận và ghét kẻ thù của mình.’” Đây là một niềm tin phổ
biến vào thời Chúa Giê-su. Người ta cho rằng chỉ nên yêu những ai giống mình và
ghét những ai khác mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã thách thức ý kiến này khi
nói: “Nhưng Ta bảo các con, hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ
các con, để các con được làm con của Cha các con ở trên trời”.
Đây là quy luật của tự do. Chúa Giêsu đang nói với
chúng ta rằng chúng ta không bị ràng buộc bởi hận thù và thành kiến của thế giới
này. Chúng ta được tự do yêu thương tất cả mọi người, kể cả những người khác với
chúng ta. Chúng ta được kêu gọi làm con của Cha Thiên Thượng, là Đấng yêu
thương tất cả mọi người như nhau. Chúng ta nên cố gắng yêu thương và cầu nguyện
cho cả những người ghét chúng ta, vì đây là cách duy nhất để phá vỡ vòng bạo lực
và hận thù.
Các bạn thân mến, đây là tiêu chuẩn mới mà Chúa
Giêxu đã đặt ra cho chúng ta. Đó không chỉ là tiêu chuẩn của công lý, mà còn là
tiêu chuẩn của ân sủng, tình yêu và tự do. Chúng ta được kêu gọi để trở nên
hoàn hảo như Cha Thiên Thượng của chúng ta là Đấng hoàn hảo, không phải bởi sức
mạnh hay khả năng của chúng ta, mà bởi ân điển của Thượng Đế. Chúng ta phải nhờ
Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta từ bên trong, để chúng ta có thể sống theo
tiêu chuẩn mới này. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh
và lòng can đảm để đi theo con đường yêu thương và ân sủng mà Chúa Giêsu đã chỉ
cho chúng ta. Amen.
Phải
nói rằng, với bài giảng này, “Thầy” ChatGPT – tới đây, tôi phải gọi nó bằng “thầy”
– biết liên hệ đến bài giảng trên núi, biết trưng dẫn các câu Lời Chúa trong đoạn
Tin Mừng Mt 5,38-48, ý tưởng rất mạch lạc.
Để
ra một chút thời gian đọc lại và chỉnh sửa, tôi có được bài giảng tương đối
hoàn chỉnh sau đây:
Anh chị em thân mến!
Đoạn Tin Mừng
theo thánh Matthêu (5:38-48) hôm nay là một phần của
bài giảng trên núi, chứa đựng những lời dạy thách thức nhất của Chúa
Giê-su. Trong đoạn này, Ngài thách thức chúng ta trở nên hoàn hảo như Cha chúng ta trên Trời là Đấng hoàn hảo. Đây
là một tiêu chuẩn mới, là tiêu chuẩn
không chỉ dựa trên các yêu cầu của công lý, mà còn dựa trên luật ân sủng, tình
yêu và tự do.
Chúa Giê-su dạy:
“Anh em đã nghe Luật dạy rằng: ‘mắt đền
mắt, răng đền răng’”. Đây là một nguyên tắc công lý nhằm hạn chế sự trả đũa đối với những điều sai trái của ai đó.
Đây là một cách để đảm bảo rằng hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội. Tuy
nhiên, Chúa Giê-su không dừng lại ở
tiêu chuẩn công lý và xem thế là đủ.
Ngài còn đi xa hơn khi nói: “Còn Thầy, Thầy
bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy
giơ cả má bên trái ra nữa”.
Đây là một tuyên bố triệt để đi ngược lại bản năng
tự nhiên của chúng ta. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng nếu ai đó xúc phạm đến chúng ta, chúng ta phải ăn
miếng trả miếng. Chúng ta đòi phải có
công lý, và phải có ngay lập tức. Tuy
nhiên, Chúa Giêsu đang dạy chúng ta đi
theo một con đường khác, con đường
của tình yêu và ân sủng. Thay vì tìm
cách trả thù, chúng ta nên đưa má bên kia ra và tha thứ. Đây không phải là sự yếu
đuối, mà là sức mạnh, vì chúng ta phải rất
can đảm mới có thể tha thứ cho những
người đã làm tổn thương mình.
Chúa Giê-su nói tiếp: “Nếu ai muốn kiện anh và lấy
áo trong của anh, thì hãy đưa luôn áo
ngoài cho nó”. Nói cách khác, đừng giữ chặt tài sản của mình, nhưng hãy sẵn
sàng ban tặng những người gặp khó
khăn cách rộng rãi. Đây là luật của
ân sủng và tình yêu. Chúa Giê-su đang nói với chúng ta rằng chúng ta không nên
chỉ làm những gì luật pháp đòi hỏi, nhưng hãy vượt lên trên cả những gì được đòi hỏi
đó. Chúng ta nên sẵn sàng cho đi nhiều hơn những gì bị đòi buộc, yêu thương
nhiều hơn những gì bị đòi hỏi và tha thứ nhiều hơn những gì đáng phải làm.
Cuối cùng, Chúa Giê-su nói: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng:
Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù’”. Đây là suy nghĩ phổ biến vào thời Chúa Giê-su. Người ta cho rằng chỉ nên
yêu những ai giống mình và ghét những ai khác mình. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã
thách thức não trạng này khi nói: “Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được
trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự
trên trời”.
Đây là quy luật của tự do. Chúa Giê-su đang nói với
chúng ta rằng chúng ta không bị ràng buộc bởi hận thù và thành kiến của thế giới
này. Chúng ta được tự do yêu thương tất cả mọi người, kể cả những người khác với
chúng ta. Chúng ta được kêu gọi làm con của Cha trên Trời, là Đấng yêu thương tất
cả mọi người. Chúng ta nên cố gắng
yêu thương và cầu nguyện cho cả những người ghét chúng ta, vì đây là cách duy
nhất để phá vỡ vòng bạo lực và hận thù.
Các bạn thân mến, đây là tiêu chuẩn mới mà Chúa Giê-su đã đặt ra cho chúng ta. Tiêu chuẩn này không chỉ là tiêu chuẩn của
công lý, mà còn là tiêu chuẩn của ân sủng, tình yêu và tự do. Chúng ta được kêu
gọi để trở nên hoàn hảo như Cha chúng ta trên Trời là Đấng hoàn hảo, không phải
bởi sức mạnh hay khả năng của chúng ta, mà bởi ân sủng của Thiên Chúa.
Chúng ta phải cậy dựa vào Chúa Thánh Thần để chúng ta được biến đổi từ bên trong, để chúng ta có thể sống theo
tiêu chuẩn mới này. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh
và lòng can đảm để đi theo con đường yêu thương và ân sủng mà Chúa Giê-su đã chỉ
cho chúng ta. Amen.
Bảo
đảm, nếu bạn đọc thẳng bản văn này, không được cho biết trước những bước nêu
trên, hẳn bạn sẽ nhận thấy bài giảng này không kém, nếu không nói là hơn hẳn
bài giảng của nhiều linh mục chúng ta.
Tôi
cũng nhận ra một điều, nội dung bài giảng của “thầy” ChatGPT tùy thuộc nhiều
vào cách đặt câu hỏi của người sử dụng.
Phải
nói, tôi thực sự ngỡ ngàng. Còn ngỡ ngàng hơn nữa, khi click vào ô “Regenerate response” để yêu cầu một câu
trả lời khác, hoặc đặt lại câu hỏi ở một thời điểm khác, “thầy” liền cho một
câu trả lời theo cách khác… Không hề nhận thấy có chuyện copy, “đạo văn”.
Cũng
vẫn câu hỏi như trên, hai ngày sau tôi lại đặt ra cho “thầy” ChatGPT. “Thầy” trả
lời bằng một bài giảng mới, câu văn có vẻ suôn sẻ hơn, tôi không chỉnh sửa lại
một chút nào, để các bạn đọc có thể tự mình thấy rõ điều đó.
Google
translate dịch:
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày cho chúng ta một câu
nói đầy thách đố của Chúa Giêsu Kitô: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh
em trên trời là Đấng hoàn thiện”. Điều răn này có vẻ khó khăn, thậm chí không
thể thực hiện được, và có thể khiến chúng ta tự hỏi làm sao mình có thể hy vọng
trở nên hoàn hảo giống như Cha trên trời. Tuy nhiên, tôi tin rằng câu nói này
không nhằm làm chúng ta nản lòng mà để truyền cảm hứng cho chúng ta cố gắng đạt
được sự xuất sắc trong đời sống tinh thần của mình.
Khi nghe đến từ “hoàn hảo”, chúng ta có thể nghĩ đến
thành tích hoặc thành tích hoàn hảo và có thể cảm thấy rằng mình không đạt được
lý tưởng này. Tuy nhiên, trong bối cảnh của Tin Mừng, từ “hoàn hảo” có nghĩa
khác. Nó đề cập đến một trạng thái mà chúng ta hoàn toàn trưởng thành, phát triển
đầy đủ, sống hoàn toàn trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa và với nhau. Trở
nên hoàn hảo có nghĩa là trở thành tất cả những gì mà Chúa đã tạo ra chúng ta,
để nhận ra tiềm năng đầy đủ của chúng ta với tư cách là những đứa con yêu dấu của
Ngài.
Nhưng làm thế nào chúng ta có thể đạt được trạng
thái hoàn hảo này? Chúa Giêsu cho chúng ta câu trả lời trong bài Tin Mừng hôm
nay. Ngài nói với chúng ta rằng chúng ta phải yêu kẻ thù của mình, cầu nguyện
cho những kẻ bắt bớ chúng ta và làm điều tốt cho những kẻ ghét chúng ta. Nói
cách khác, chúng ta phải mở rộng tình yêu thương đến tất cả mọi người, không chỉ
dành cho những người yêu lại chúng ta hoặc những người giống chúng ta. Đây là một
lời kêu gọi triệt để, và nó thách thức chúng ta vượt ra ngoài những khuynh hướng
tự nhiên của mình và sống theo một tiêu chuẩn mới của tình yêu.
Tiêu chuẩn mới của tình yêu là gì? Nó không dựa
trên đòi hỏi của công lý hay luật ăn miếng trả miếng như trường hợp của Cựu Ước.
Thay vào đó, nó dựa trên luật ân sủng, tình yêu và tự do. Chúng ta được mời gọi
yêu thương người khác không phải vì họ xứng đáng được yêu thương, nhưng vì
Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Chúng ta được kêu gọi tha thứ cho người
khác không phải vì họ đã nhận được sự tha thứ của chúng ta, nhưng vì Chúa đã
tha thứ cho chúng ta trước. Chúng ta được kêu gọi trở nên quảng đại không phải
vì chúng ta sẽ nhận lại được điều gì đó, nhưng vì Thiên Chúa đã ban cho chúng
ta mọi sự cách nhưng không.
Tiêu chuẩn tình yêu mới này không dễ tuân theo. Nó
đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ lòng kiêu hãnh, tư lợi và nhu cầu kiểm soát của mình.
Nó đòi hỏi chúng ta phải dễ bị tổn thương, mạo hiểm bị từ chối và chế nhạo, và
sẵn sàng chịu đau khổ vì lợi ích của người khác. Nhưng đây là con đường thập
giá, con đường mà chính Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta bằng cuộc sống, cái chết
và sự phục sinh của Người. Ngài yêu chúng ta đến độ hy sinh mạng sống vì chúng
ta, và Ngài kêu gọi chúng ta yêu thương nhau như vậy.
Khi chấp nhận tiêu chuẩn mới về tình yêu thương
này, chúng ta trở nên giống Cha trên trời hơn. Chúng ta trở thành những nguồn
ân sủng của Người, những khí cụ của lòng thương xót Người, và những chứng nhân
cho tình yêu của Người. Chúng ta trở nên hoàn hảo theo nghĩa là chúng ta hoàn
toàn sống trong Chúa Kitô, được biến đổi hoàn toàn bởi Thần Khí của Người và
hoàn toàn dấn thân vào sứ mệnh của Người.
Vậy hôm nay chúng ta hãy đón nhận thử thách này, và
chúng ta hãy phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo trong tình yêu. Chúng ta hãy cầu
nguyện để được ơn yêu kẻ thù, chúc lành cho kẻ nguyền rủa chúng ta và làm điều
thiện cho kẻ ghét chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta, giải
thoát chúng ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và đổ đầy chúng ta bằng tình yêu của
Người. Và chúng ta hãy tin tưởng vào lời hứa của Ngài rằng khi chúng ta tìm kiếm
vương quốc và sự công chính của Ngài trước tiên, thì tất cả những điều này sẽ
được thêm vào cho chúng ta.
Xin Chúa chúc lành và gìn giữ chúng ta, xin Người
chiếu soi dung nhan Người trên chúng ta, và xin Người ban bình an cho chúng ta.
Amen.
Và
nếu hôm nay, các bạn có dùng ChatGPT, bạn cũng hỏi câu hỏi này chắc sẽ được một
bài giảng khác và hoàn chỉnh hơn… Có vẻ khi tương tác với con người, “thầy”
càng thêm thông hiểu và sâu sắc hơn.
Qua
trải nghiệm trên, tôi thấy ChatGPT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với
linh mục, người rao giảng Lời.
Có
nên sử dụng ChatGPT cho việc soạn giảng hay không? Sử dụng thế nào? Đây là những
vấn đề thiết thực phải đặt ra cho các linh mục, cho việc đào tạo linh mục tương
lai.
Trong
số báo này, có bài viết của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, ngài mượn hình ảnh “Thông dịch viên Lời Chúa”
để nói về nhiệm vụ giảng lễ của các linh mục. Chắc chắn linh mục phải biết vận
dụng các tiến bộ công nghệ để phục vụ cho việc loan báo Tin Mừng. Nhưng nếu lạm
dụng ChatGPT, linh mục có nguy cơ trở thành thông dịch viên cho “thầy” ChatGPT
chứ không phải là thông dịch viên cho Lời Chúa.
Với
ChatGPT, chúng ta có thể thấy trước mối nguy cơ linh mục sẽ lười biếng soạn giảng.
Mà, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết trong Tông huấn Evangelii Gaudium
(EG): “Chuẩn bị giảng là một nhiệm vụ hết
sức quan trọng đòi chúng ta phải dành một lượng thời gian dài cho việc học hỏi,
cầu nguyện, suy tư và óc sáng tạo mục vụ” (số 145).
Với
bài giảng do “thầy” ChatGPT dọn sẵn, người giảng chỉ cần thêm thắt đôi điều cho
mang tính thực tế, bổ sung vài dẫn chứng, một chuyện kể... là ung dung đi lên
tòa giảng!!!
Làm
như thế có gọi là đã chuẩn bị bài giảng hay không? Rõ ràng là: “Một người giảng thuyết không chuẩn bị thì
không “có thần khí”; họ là người bất lương và vô trách nhiệm đối với các ân huệ
họ đã nhận” (EG 145). Bởi lẽ, điều kiện tiên quyết của người giảng Lời Chúa
là “phải để cho lời Thiên Chúa lay động
mình một cách sâu xa và thấm nhập vào trong đời sống hằng ngày của mình”
(EG 150). Thế nên nếu không dành thời giờ để đọc Lời Chúa, cầu nguyện và suy niệm
với Lời Chúa, thì linh mục trên tòa giảng chỉ là “một tiên tri giả, một kẻ lừa đảo, một kẻ huênh hoang trống rỗng”
(EG 151), hiển nhiên là chẳng lay động được mình và cũng sẽ chẳng lay động được
ai.
Trích Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN, Số 134 (Tháng 3 & 4 năm 2023)