Hồng Thủy - Vatican News
Tài liệu là bản tổng hợp của những phiên lắng nghe được Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống tổ chức trực tuyến vào tháng 5. Có 35 người khuyết tật thuộc 20 quốc gia ở năm châu lục, đại diện cho các hội đồng giám mục và các hiệp hội quốc tế, đã tham gia vào các cuộc tham vấn cấp giáo phận.
Bản báo cáo gồm những chứng từ, những câu chuyện, những đề xuất, và cả những lời tố cáo bao nhiêu thành kiến và phân biệt đối xử trong xã hội cũng như trong Giáo hội - nơi vẫn còn những linh mục không trao Mình Thánh Chúa cho những người thiểu năng.
Các tín hữu khuyết tật góp ý kiến cho Thượng Hội đồng
Cha Justin Glyn, một linh mục khiếm thị đến từ Úc, nói với hãng tin CNA: "Tôi nghĩ rằng thông điệp quan trọng mà tôi nghĩ đang được lắng nghe bây giờ là những người khuyết tật thực sự là thành viên trọn vẹn của Giáo hội."
Theo cha, trong lịch sử, Giáo hội Công giáo coi những người khuyết tật là "người nhận lòng bác ái, đối tượng của sự thương xót”. Cha nói: "Trong khi tôi nghĩ rằng bây giờ thông điệp nói rất nhiều rằng chúng tôi là những người tham gia đầy đủ vào Giáo hội, chúng tôi là những người là một phần của Giáo hội hiệp hành cùng nhau."
Cha cho biết kinh nghiệm của cha trong Giáo hội với tư cách là một người khuyết tật rất đa dạng, nhưng kinh nghiệm của cha với tư cách là một linh mục khuyết tật "thực sự rất có lợi". Cha nói rằng nếu mình là một linh mục dễ bị tổn thương, biết mình yếu đuối và cần sự hỗ trợ của người khác, thì bớt rơi vào sự cám dỗ của chủ nghĩa giáo sĩ bởi vì chúng ta biết rằng chúng ta cần nhau."
Cha Glyn cũng nói rằng có nhiều cách mà Giáo hội vẫn cần để giúp người tàn tật lãnh nhận các bí tích cũng như đến nhà thờ. Và người khuyết tật phải được coi là thành viên đầy đủ của Giáo hội, không phải là những người ngoài.
Các tín hữu khuyết tật góp ý kiến cho Thượng Hội đồng
Sơ Marie Claire Rolland, một nữ tu người Pháp mắc hội chứng Down, cũng tham gia buổi lắng nghe và soạn thảo bản tổng hợp.
Báo cáo của người khuyết tật đã được Giulia Cirillo, một phụ nữ Ý đi xe lăn trao cho Đức Thánh Cha. Chị Cirillo nói rằng chị cảm ơn Đức Thánh Cha "vì ngài đã cho tất cả chúng tôi cơ hội để nói, tức là kể cả chúng tôi, những người sống trong sự khuyết tật." Chị nghĩ rằng người khuyết tật có thể giúp cho Giáo hội bao gồm hơn.
Ông Vittorio Scelzo, người phụ trách về lĩnh vực chăm sóc người khuyết tật của Bộ Giáo dân Gia đình và Sự sống, nói rằng Bộ muốn người khuyết tật được "coi trọng" và Thượng hội đồng là thời điểm để tổ chức một buổi lắng nghe. (CNA 21/09/2022)