ĐHY Parolin bày tỏ hy vọng về tương lai được tôn trọng của mọi người ở Syria

Đức GiêSu Đã, Đang Và Mãi Mãi Yêu Chúng Ta Cho Đến Cùng

"Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta"

ĐHY Parolin bày tỏ hy vọng về tương lai được tôn trọng của mọi người ở Syria

ĐHY Parolin bày tỏ hy vọng về tương lai được tôn trọng của mọi người ở Syria

Vatican News

Phát biểu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Assad sụp đổ dưới tay quân nổi dậy, trong khi hiện tại, tại dinh chính phủ ở Damasco đang diễn ra các cuộc họp để thành lập một chính phủ chuyển tiếp mới, Quốc vụ khanh Tòa Thánh bình luận rằng những diễn biến nhanh chóng ở Syria mang đến “một cơ hội tốt để tiếp tục xây dựng những cây cầu” với thế giới Hồi giáo.

Theo Đức Hồng y, vấn đề cấp bách nhất là tình hình hỗn loạn trong 72 giờ qua ở Syria. Ngài nói: “Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Syria, đặc biệt là vì tốc độ diễn ra của các sự kiện. Thật khó để hiểu những gì đang diễn ra. Tôi rất ngạc nhiên khi một chế độ dường như rất mạnh mẽ, rất vững chắc, lại bị lật đổ hoàn toàn trong một thời gian ngắn như vậy”.

Một hệ thống cởi mở và tôn trọng tất cả mọi người

Quốc vụ khanh Tòa Thánh nhận định rằng có những hy vọng thận trọng về một hệ thống cởi mở và tôn trọng tất cả mọi người. Ngài nói: “Chúng ta hãy cùng xem những kịch bản nào sẽ diễn ra... Có lẽ còn hơi sớm để suy đoán”. Tuy nhiên, ngài nói thêm, “Chúng ta đã có một số dấu hiệu về sự tôn trọng đối với các cộng đồng Kitô giáo, vì vậy chúng tôi thực sự hy vọng rằng có thể có một tương lai tôn trọng tất cả mọi người”. Hy vọng là “những người lên nắm quyền sẽ cố gắng tạo ra một chế độ cởi mở và tôn trọng mọi người”.

Đức Hồng y giải thích rõ rằng Tòa thánh tiếp tục công việc đối thoại và ngoại giao, mặc dù không có “vai trò chính thức”.

Vai trò của đối thoại

Như thường lệ, đối thoại vẫn là ưu tiên hàng đầu. Sự kiện tại Đại học Công giáo Thánh Tâm đánh dấu cơ hội củng cố những cây cầu giữa các nền văn hóa tôn giáo khác nhau cùng chia sẻ xã hội đương đại. Đức Hồng y nói rằng đây là “Một cơ hội kịp thời”, “cho phép hiểu biết lẫn nhau, đào sâu kiến thức và thúc đẩy sự hợp tác”. Ngài tin rằng thách thức ngày nay là việc hợp tác để ứng phó với nhiều vấn đề và khó khăn mà thế giới đang phải đối mặt. Ngài nói: “Chúng ta cần khôi phục lại sự hiệp lực và hợp tác”.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.

Tag:

2024-12-11