GP.Bắc Ninh - Chương trình Người trẻ và Lời Chúa tháng 9.2023

Đức GiêSu Đã, Đang Và Mãi Mãi Yêu Chúng Ta Cho Đến Cùng

"Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta"

GP.Bắc Ninh - Chương trình Người trẻ và Lời Chúa tháng 9.2023

GP.Bắc Ninh - Chương trình Người trẻ và Lời Chúa tháng 9.2023

CHỦ ĐỀ THÁNG 9.2023

THÁNH GIÁ: NGUỒN SỐNG CỦA NGƯỜI TRẺ

Bài Tin Mừng gợi hứng: Ga 3, 13-17

Làm dấu Thánh Giá (Mời cộng đoàn đứng)

  1. Hát Cầu xin Chúa Thánh Thần
  2. Lời nguyện mở đầu

Người dẫn: Lạy Cha, Đấng đã muốn cứu rỗi nhân loại Bằng Thập Giá Đức Kitô, Con của Cha, Xin ban cho chúng con là những kẻ Đã biết đến mầu nhiệm tình yêu của Người trên thế gian, Được hưởng hoa trái của ơn cứu chuộc của Người trên Thiên Đàng. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen

  1. Hát: LỜI HẰNG SỐNG
  2. Lời Ngài sáng ngời chiếu soi trần gian. Dìu người lữ hành xuôi bến bình an. Dù rằng đất trời lắm phen điêu tàn. Ai giữ lời Cha sẽ mãi yên hàn.

ĐK: Lời Ngài êm đềm nhẹ nhàng trong đêm như tiếng ru mẹ yêu. Từng lời cao vời ngập tràn sức sống nuôi dưỡng con người. Lời Ngài dẫn đường về nguồn yêu thương lai láng như trùng dương. Lời Ngài mãi còn ngọt ngào ân thiêng chứa chan cõi lòng.

  1. Đọc Tin Mừng: Mt 11, 25-30
  2. Chìa khóa hướng dẫn bài đọc:

Trong bài Tin Mừng này chúng ta thấy: Những ai tin vào Đức Giêsu thì được sự sống đời đời. Vì thế, Đức Giêsu khẳng định: Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời. Đây chính là chìa khoá để hiểu đoạn Tin Mừng này

  1. Bài Tin Mừng:

          Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Nicôđêmô rằng:  “Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời.  Cũng như Môisen treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời.” 

Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.”

Hát ĐK: Lời Ngài êm đềm nhẹ nhàng trong đêm như tiếng ru mẹ yêu. Từng lời cao vời ngập tràn sức sống nuôi dưỡng con người. Lời Ngài dẫn đường về nguồn yêu thương lai láng như trùng dương. Lời Ngài mãi còn ngọt ngào ân thiêng chứa chan cõi lòng (Lập lại 3 lần)

  1. Chìa khóa dẫn đến Tin Mừng

Văn bản Tin Mừng đề nghị với chúng ta bằng phần Phụng Vụ được trích từ Lễ Suy Tôn Thánh Giá.  Chúng ta không nên ngạc nhiên rằng đoạn Tin Mừng được chọn cho lễ này là một phần của sách Tin Mừng thứ tư, bởi vì chính quyển Tin Mừng này trình bày mầu nhiệm thập giá của Chúa, như sự suy tôn. Thật rõ ràng ngay từ phần đầu của sách Tin Mừng đã viết: “cũng như Môisen treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy” (Ga 3:14; Đnl 7:13). Thánh sử Gioan giải thích mầu nhiêm Ngôi Lời Nhập Thể trong sự chuyển động nghịch lý của việc từ trời mà xuống đất (Ga 1:14,18; 3:13).  Thật ra, mầu nhiệm này cho chúng ta chìa khóa của bài đọc để hiểu được sự tiến hóa căn tính và về sứ vụ thương khó và vinh quang của Chúa Giêsu; chúng ta cũng có thể nói rằng điều này không chỉ có giá trị riêng cho Tin Mừng theo thánh Gioan.  Ví dụ, thư gửi các tín hữu Êphêsô, đã dùng sự chuyển động nghịch lý này để giải thích mầu nhiệm Đức Kitô:  “Giờ đây, khi nói rằng: ‘Người đã lên’ nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận cùng các vùng sâu thẳm dưới mặt đất” (Êp 4:9).

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, Đấng trở nên Con Người (Ga 3:13) cho chúng ta biết về mầu nhiệm Thiên Chúa (Ga 1:18).  Chỉ có một mình Người mới có thể làm được điều này, vì chỉ có mình Người đã trông thấy Chúa Cha (Ga 6:46).  Chúng ta có thể nói rằng mầu nhiệm Ngôi Lời, Đấng từ Trời mà xuống, đáp ứng những mong mỏi của các tiên tri:  ai sẽ lên trời để mặc khải mầu nhiệm này cho chúng ta?  (xem Đnl 30:12; Cn 30:4).  Sách Tin Mừng thứ tư thì tràn ngập những lời đề cập đến mầu nhiệm về Đấng “từ Trời mà đến” (1Cr 15:47).  Sau đây là một số trích dẫn hoặc đoạn tham khảo:  Ga 6:33,38,51,62; 8:42; 16:28-30; 17:5.

Việc tôn vinh Chúa Giêsu chính là việc Người xuống thế để đến với chúng ta, cho đến chết, và chết trên Thập Giá, trên đó Người đã bị treo lên như con rắn nơi hoang địa, “để cho bất cứ ai… nhìn lên nó thì sẽ được sống” (Ds 21:7-9; Dcr 12:10).  Thánh sử Gioan nhắc nhở chúng ta về cảnh cái chết của Chúa Giêsu bị treo lên: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19:37).  Trong bối cảnh của sách Tin Mừng thứ tư, quay đầu lại và nhìn có nghĩa là “biết”, “hiểu”, “thấy”. 

Thường xuyên, trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu nói về việc mình bị nâng lên:  “khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết Ta là Đấng ấy (Ga 8:28); “một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.  Đức Giêsu nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào” (Ga 12:2-33).  Trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm cũng viết về việc Đức Giêsu loan báo với các môn đệ về mầu nhiệm cái chết của Người trên thập giá (xem Mt 20:27-29; Mc 10:32-34; Lc 18:31-33).  Thật ra, Đức Kitô đã “phải chịu mọi khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người” (Lc 24:26).

Mầu nhiệm này mặc khải tình yêu tuyệt vời mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.  Đức Kitô là Con Thiên Chúa được ban cho chúng ta, “để bất cứ ai tin vào Con Người sẽ không bị hư mất, nhưng sẽ được sự sống đời đời”, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đã chối từ và đã đóng đinh.  Nhưng nói một cách chính xác về việc chối từ này của chúng ta, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho chúng ta thấy lòng trung thành và tình yêu của Người không dừng lại trước sự cứng lòng của chúng ta.  Và thậm chí mặc dù bị khước từ và bị chúng ta khinh miệt, Người vẫn ban cho chúng ta ơn cứu độ (xem Cv 4:27-28), quyết tâm trong việc thực thi kế hoạch lòng thương xót của mình:  thật ra, Thiên Chúa đã không sai Con Một Người đến thế gian để lên án thế gian, mà là nhờ Người để cho thế gian được cứu rỗi.

  1. Một vài câu hỏi gợi ý: (có thể sử dụng phương pháp chia sẻ chung với nhau)

– Điều nào trong đoạn Tin Mừng đã đánh động bạn nhất?

– Việc suy tôn Chúa Kitô và Thánh Giá của Người có ý nghĩa gì đối với bạn?

– Sự chuyển động nghịch lý của việc từ trời xuống này bao hàm hệ quả gì trong cuộc sống đức tin của bạn?

  1. Giây phút thinh lặng cầu nguyện

Làm cho sự im lặng trong cuộc gặp gỡ với Lời Chúa thực sự trở thành lời cầu nguyện : một cuộc trò chuyện với Thiên Chúa, lắng nghe Đấng tỏ mình, kêu gọi và mời bạn nên một với Ngài.

  1. Thực hành

– Vác Thập giá mỗi ngày để theo Đức Kitô.

– Hướng đến đại hội giới trẻ giáo tỉnh Hà Nội lần thứ XIX tại Bắc Ninh, tôi sẽ tham gia tích cực vào sinh hoạt chung của giới trẻ giáo xứ, giáo hạt và giáo phận trong việc cung nghinh Thánh Giá.

  1. 9. Lời nguyện kết Tv 78, 1-2.34-38

Người dẫn: Dân tôi hỡi, này nghe tôi dạy bảo,
lắng tai đón nhận lời lẽ miệng tôi.
Mở miệng ra, tôi sẽ nói đôi lời huấn dụ,

công bố điều huyền bí thuở xa xưa.

Khi Chúa giết họ, họ mới đi tìm Chúa,
mới trở lại và mau mắn kiếm Người,
mới nhớ rằng:

Thiên Chúa là núi đá họ ẩn thân,
Thiên Chúa Tối Cao

là Đấng cứu chuộc họ.
Miệng họ phỉnh phờ Chúa,

lưỡi họ lừa dối Người;
còn lòng dạ chẳng chút gì gắn bó,
chẳng trung thành giữ giao ước của Người.

Nhưng Người vẫn xót thương, thứ tha,

không tiêu diệt,

nén giận đã bao lần, chẳng khơi bùng nộ khí.Amen

  1. Hát: Trong Trái Tim Chúa Yêu
Tag:

2023-09-03