Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam

Đức GiêSu Đã, Đang Và Mãi Mãi Yêu Chúng Ta Cho Đến Cùng

"Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta"

Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam

Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam

Mt 10,17-22

Lm. Giuse Đinh Tất Quý

1. Hôm nay Giáo hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Đạo tại V.N. Chúng ta hân hoan và hãnh diện vì 3 lý do:

- Trước hết vì các ngài là người đã chết trên đất nước Việt Nam thân yêu này của chúng ta. Tertulianô sử gia của La Mã thuở xưa đã nói: “Hạt máu của những vị tử đạo là hạt giống nảy sinh ra những người Kitô hữu khác.” Thật không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào khi đất nước chúng ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.

- Tiếp đến là vì số lượng lớn lao đông đảo các Thánh tử đạo VN của chúng ta đã có mặt trong Lịch sử của Giáo Hội. Với 118 vị Thánh, Giáo Hội VN được xếp hạng nhất nhì trong sổ bộ các thánh đã được Giáo Hội phong thánh.

- Và cuối cùng chúng ta hân hoan và hãnh diện vì các Ngài là những người đã trung thành với niềm tin và đã lấy đời mình làm chứng nhân anh hùng cho niềm tin đó

Đọc lại tiểu sử các Ngài ta không khỏi không cảm phục về đức tin kiên cường của các Ngài. Vì trung thành với Chúa, các Ngài đã cam chịu thiệt thòi trong đời sống, mất hết chức quyền danh vọng và nhất là phải chịu muôn ngàn khổ hình, có khi còn mất cả mạng sống vì đức tin.

Chúng ta hãy đọc lại sắc dụ cấm đạo được ban hành ngày 18-9-1855 để chúng ta thấy được một phần nào những khổ hình mà các Ngài phải chịu: “Các quan theo đạo Giatô tại triều đình Huế hạn cho một tháng phải bỏ đạo. Các quan tỉnh thì ba tháng. Lính tráng và người dân thì sáu tháng, bằng không thì phải kể là trọng phạm.

Các người theo đạo Giatô không được thi cử, không được giữ chức tước gì.

Ai đưa đường hay chứa chấp đạo trưởng thì bị xử tử. Đạo trưởng Tây phương thì chém đầu vứt xác xuống sông. Các giáo đồ giúp các đạo trưởng thì phải chém đầu.

Các cụ đạo bản quốc cũng phải chém đầu. Các giáo đồ theo các cụ đạo này thì phải thích chữ vào mặt và phát lưu.

Phải đốt cho sạch các nhà thờ nhà xứ”.

Lịch sử còn ghi lại những hình phạt mà người ta đã nghĩ ra và đã dùng để trừng phạt những người theo đạo như sau:

 - Nhẹ nhất là bị gông cùm. Bị xiềng xích, bị nhốt trong cũi, bị đánh đòn, bị bỏ đói cho tới chết.

 - Nặng hơn một chút thì bị voi dày, bị trói rồi bị ném xuống sông, bị chôn sống, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng cho đến chết.

 - Quyết liệt hơn một chút thì bị xử trảm, xử giảo (= bị thắt cổ) và thiêu sống.

 - Ác liệt nhất là bị xử lăng trì (phân thây ra từng mảnh) hay bá đao (bị xẻo đi từng mảnh thịt cho tới chết)

Tôi xin trích ra đây một đoạn trong bản báo cáo về việc xử Cha cố Du theo kiểu bá đao tại Thợ Đức ngày 30-11-1835:

“Họ cột chân tay Ngài vào một cây cột. Hai bên lính cầm kìm chờ sẵn. Sau hồi chuông báo hiệu, tên lính cầm kìm đã được nung đỏ kẹp vào ngực kéo ra hai miếng thịt nơi vú liệng xuống đất. Tên khác cầm dao xẻo thịt phía sau hông - rồi đến dùi thì chúng lấy kìm kéo thịt ra rồi dùng lưỡi dao xẻo đứt từng miếng. Cha ngất đi, đầu rũ xuống và Ngài tắt hơi về chầu Chúa lúc 17 giờ.

Cha chết rồi, lính chặt đầu Ngài cho vào một chiếc thùng đầy vôi....đoạn họ cởi trói, lật úp xác xuống, phân thây ra từng khúc nhỏ bỏ vào thùng vôi. Tiếp theo họ lấy đầu của ngài treo giữa chợ ba ngày...rồi lấy xuống nghiền nát ra, bỏ vào thùng đựng xác, rồi vứt tất cả xuống biển cho mất tích”

Vâng, kính thưa anh chị em.

Gian khổ có cao, hình phạt có nặng nhưng lòng trung thành của các Ngài còn cao cả hơn. Cái chết của các Ngài thật đáng làm cho chúng ta phải tự hào. Trong sắc phong chân phước cho 64 anh hùng tử đạo VN ngày 27-5-1900 Chính Đức Thánh Cha Léo XIII đã nói về các Ngài với tất cả lòng khâm phục như sau: “Đây là những chiến sĩ trung liệt và kiên cường không kém gì những chiến sĩ ngày xưa vào những thế kỷ khai nguyên của Giáo Hội Chúa Kitô”

Đó là chuyện cách đây hơn 300 năm.

2. Chúng ta tự hỏi chúng ta có thể học tìm được một bài học nào từ những tấm gương hào hùng của cha ông chúng ta hay không ?

Ngày nay đâu còn cảnh cấm đạo, bắt đạo, giết người có đạo như thời vua quan ngày xưa.

Nhưng để sống đạo trong xã hội hôm nay, quả thực chúng ta gặp không ít khó khăn. Xin kể ra 2 khó khăn tiêu biểu.

1. Khó khăn thứ nhất đó là chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển. Ai cũng muốn thăng tiến bản thân và gia đình của mình. Ai cũng lo làm ăn, học hành, xây dựng cho bản thân. Cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Những nhu cầu của bản thân càng ngày càng nhiều. Rõ ràng là ngày nay người ta kiếm được nhiều tiền hơn trước, có nhiều tiện nghi hơn trước, xe cộ tốt hơn, nhà cửa đẹp hơn, hưởng thụ nhiều hơn.

Báo Tuổi trẻ số Chúa nhật ngày 23-10-2005 có một bài Phóng sự nói về cuộc sống của những “Sinh viên “quí tộc” Tôi xin trích một đoạn nhỏ: “Khi tiếp cận được cậu thanh niên mới hơn 20 tuổi này, Tuấn trả lời tôi một câu xanh rờn vì tưởng là bạn học cùng lớp: “Trẻ không xông pha về già ân hận”! Hỏi: “Có đêm ông tiêu hết 20 triệu hả ?”. Tuấn nhả khói thuốc lạnh lùng bảo: “Độc thuê sảnh khách sạn đã mất ngần ấy rồi ông ạ. Bữa nào khao nặng phải mất hai cục (200 triệu)!”. “Ông chơi trội quá”, “Thiếu gì thằng như tôi, mỗi thằng khao một buổi”! Vừa trả lời xong, Tuấn đã “bận” với chiếc điện thoại O2: “Lại phải xuống Hải Phòng chơi với mấy thằng bạn”...

Rõ ràng chủ nghĩa cá nhân hôm nay đã làm cho con người không bao giờ thấy thỏa mãn, đầy đủ. Vì thế càng ngày con người càng đóng kín vào bản thân, không có thời giờ để đến nghĩ đến người khác. Một câu nói được coi nhu châm ngôn của một số người “Ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, chơi là chính”...

Để lựa chọn sống theo Phúc âm, để trung thành với Lời Chúa dạy, chúng ta phải bỏ quên một phần thân mình, gia đình mình để nghĩ đến, để giúp đỡ, để vực dậy những anh em kém may mắn. Đó là điều không dễ.

2. Khó khăn thứ hai là kinh tế thị trường ngày càng phát triển. Đồng tiền đang trở thành một thước đo mọi giá trị của con người. Đồng tiền đang trở thành một quyền lực chi phối toàn bộ đời sống con người. Ai cũng muốn có thật nhiều tiền, và để có nhiều tiền, nhiều người đã không từ chối một phương cách nào kể cả những phương cách mà họ biết là bất chính như: lường gạt, lừa đảo, làm hàng giả, buôn thuốc phiện, tham nhũng, hối lộ. Tiền bạc quả là một cơn cám dỗ đang làm chao đảo, đang tàn phá những giá trị tốt đẹp, đang làm biến chất biết bao nhiêu con người trong cuộc sống hôm nay.

Đứng trước nhu cầu và ham mê tiền bạc, người Công Giáo muốn trung thành với Phúc âm, muốn sống trọn vẹn đức tin, bắt buộc phải có sự lựa chọn. Thà cam chịu nghèo khổ còn hơn nhận những đồng tiền phi nhân bất nghĩa. Thà cam chịu thiếu thốn còn hơn đánh mất đức tin. Thà lao động cực khổ để kiếm miếng cơm manh áo chân chính hơn là chạy theo những đồng tiền dễ dãi để chối từ Phúc âm và luật Chúa.

Quả thực xã hội mới đang tạo ra những thách đố, những cơn bắt bớ mới. Để trung thành với Chúa, với Phúc âm chúng ta cũng phải lựa chọn quyết liệt. Những chọn lựa đó làm cho chúng ta đau đớn không kém gì những khổ hình. Những hy sinh vì Phúc âm đó khiến lòng ta rỉ máu không kém gì phải chịu thiêu thân, hay chịu cảnh bị đầu rơi máu chảy. Các Thánh tử đạo chỉ chọn lựa một lần. Còn chúng ta chết mòn mỏi mỗi ngày trong những chiến đấu, những từ bỏ đớn đau. Sống Phúc âm trong thời đại hôm nay quả không phải là dễ. Phải nói rằng đây đúng là một cuộc tử đạo liên tục.

Và sống vì đạo như thế cũng cao đẹp và anh hùng không kém gì chết vì đạo. Sống vì đạo như thế, chúng ta cũng góp phần làm chứng nhân cho Chúa, cho Phúc âm không kém gì chết vì đạo.

Lạy các Thánh Tử Đạo Việt Nam, xưa các Ngài đã anh dũng hy sinh cuộc đời, dâng hiến máu đào làm chứng cho Phúc âm. Xin giúp chúng con hôm nay cũng biết can đảm, hy sinh sống theo Phúc âm để làm chứng cho Chúa trong đời sống hằng ngày. Amen.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

TÌM HIỂU ĐÔI NÉT VỀ
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Trong suốt 300 năm bắt Đạo, trải qua sáu triều Vua: Trịnh, Nguyễn, Tây Sơn, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Giáo Hội Việt Nam đã có hơn 100 ngàn Đấng Tử Đạo được ghi nhận trong sổ sách, trong số này, có 58 Giám mục và Linh mục ngoại quốc thuộc nhiều nước như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha, Hà Lan, Italia, 15 Linh mục Việt Nam, 340 Thầy Giảng, 270 Nữ tu Mến Thánh Giá, 99.182 Giáo dân.

Đó là chưa kể con số rất đông các tín hữu bị chết mất tích trong các cơn bắt Đạo vì lưu đày, vì phải trốn tránh vào những nơi hẻo lánh...

Đó là chưa kể rất nhiều tín hữu phải chết do cuộc Phân Sáp bốn trăm ngàn người Công Giáo dưới triều Vua Tự Đức...

Đó còn là chưa kể con số hơn mười mấy vạn người công giáo bị chết khi có Phong trài Văn Thân nổi lên tàn sat người Công Giáo...

Như thế, con số Cha Ông Tử Đạo chúng ta, trong ba trăm năm bị bắt Đạo, phải tính lên đến ba trăm ngàn người trong vòng ba trăm năm. Nếu tính theo tỷ lệ, trong ba trăm năm bắt Đạo, cứ một trăm năm thì có một trăm ngàn Vị Tử đạo. Và theo tỷ lệ này, cứ một năm, có một ngàn Vị Tử Đạo; và đổ đồng, cứ một ngày, có hơn hai Vị Tử Đạo!

1. Vài tư liệu

a. Thời gian và con số:

  • Thời gian bắt đầu vào năm 1580 và chỉ kết thúc hoàn toàn vào năm 1888, kéo dài gần 3 thế kỷ.
  • Có khoảng 400.000 người bị lưu đầy, phát lưu và phân sáp. Hơn 100.000 người đã chết vì đạo trong số này đã có 117 vị được Giáo Hội chính thức tôn phong lên hàng hiển thánh vào ngày 19.6.1988.
  • b. Về các hình khổ: Các ngài đã phải chịu mọi thứ cực hình mà người ta có thể nghĩ ra được như:

  • Gông cùm, xiềng xích, nhốt trong cũi, đánh đòn, bỏ đói.
  • Bị voi giầy, bị trói ném xuống sông, bị đổ dầu vào rốn rồi cho bấc vào mà đốt, bị đóng đinh vào ván rồi đem phơi nắng.
  • Quyết liệt hơn thì bị trảm quyết tức là bị chặt đầu, bị xử giảo tức là bị thắt cổ, hay bị thiêu sống.
  • Vô cùng man rợ và hiểm độc như bị xử lăng trì, phân thây ra từng mảnh hay là xứ bá đao.
  • c. Quá trình Giáo Hội tuyên Thánh

  • Ngày 27-5-1900 Đức Thánh Cha Lêo XIII tuyên 64 vị lên hàng chân phước.
  • Ngày 20-5-1906 Đức Thánh Cha Piô X tuyên thêm 8 vị lên hàng chân phước.
  • Ngày 02-5-1909 cũng Đức Thánh Cha Piô X tuyên thêm 20 vị nữa lên hàng chân phước.
  • Ngày 29-4-1951 Đức Thánh Cha Piô XII tuyên 25 vị lên hàng chân phước.
  • Ngày 19-6-1988 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II tuyên hiển Thánh cho 117 vị chân phước tử vì đạo tại Việt Nam
  • Trong 117 vị được tuyên Thánh có:

  • 8 Giám mục ( Giám mục thuộc dòng Đaminh và 2 Giám mục thuộc Hội thừa sai Paris)
  • 50 Linh mục (Gồm 37 là người Việt Nam, 8 thuộc Hội thừa sai Paris và 5 thuộc dòng Đaminh)
  • 15 Thầy giảng
  • 44 Giáo dân thuộc đủ mọi thành phần xã hội: công chức, thương gia, công nhân, quân nhân, y sĩ, ngư phủ, trùm họ...
  • d. Theo loại hình phạt

  • 79 vị bị trảm quyết tức là bị chặt đầu. Như vậy là con số bị trảm quyết nhiều nhất.
  • 18 vị bị xử giảo tức là bị thắt cổ.
  • 8 vị chết rũ tù
  • 6 vị bị thiêu sinh
  • 4 vị bị lăng trì tức là phân thây ra từng mảnh
  • 1 vị bị tử thương
  • 1 vị bị bá đao
  • e. Về thời gian

  • 2 vị chịu tử đạo thời Trịnh Doanh
  • 2 vị chịu tử đạo thời Trịnh Sâm
  • 2 vị chịu tử đạo thời Cảnh Thịnh.
  • 57 vị chịu tử đạo thời Minh Mạng
  • 3 vị chịu tử đạo thời Thiệu Trị
  • 51 vị chịu tử đạo thời Tự Đức
  • 2. Những cuộc bắt Đạo trong thế kỷ XVII (1625-1692)

    Cũng như Giáo Hội Rôma ngày xưa, Giáo Hội Việt Nam từ giây phút đầu tiên được nghe rao giảng Tin Mừng, đã phải đối phó với những cơn giông tố dữ dội cấm Đạo nổi lên ác liệt.

    Trong thế kỷ XVII (1625-1692)

    - Dưới thờ Vua Sãi Vương bắt Đạo: cấm người công giáo làm bàn thờ trong nhà, không được mang chuỗi tượng công khai, chịu những hình khổ của tù nhân, không được làm những chức phận gì trong triều đình. Các nhà thờ bị triệt hạ, các linh mục ngoại quốc bị tập trung về Hội An và bị trục xuất ra khỏi nước.

    - Dưới thời Vua Thượng Vương bắt Đạo: người công giáo bị bắt bỏ tù, rồi lập hồ sơ đưa ra toà án: nếu là thầy giảng hay linh mục không chịu bỏ đạo thì chém đầu; nếu là giáo dân không chịu bỏ Đạo thì bị đánh bách trượng, bị cạo trọc đầu, bị chặt các đầu mút ngón tay, bị thả về tàn phế như vậy, không được cấp dưỡng gì hết.

    - Dưới thời Vua Hiền Vương bắt Đạo: các nhà thờ và các nhà nguyện công, tư bị triệt hạ; các tượng ảnh bị thiêu đốt, các thầy giảng và các chức việc bị bỏ tù; các linh mục ngoại quốc bị trục xuất ra khỏi nước; nhiều hình khổ rùng rợn được áp dụng như giam đói, giam khát, bị chặt đầu, phân thây, treo ngược vào cột để xé xác ra làm sáu phần; cho voi chà nát; đâm gươm vào hông; chặt đứt hai tay, hai chân, chỉ còn đầu và thân mình.

    - Dưới thời Vua Vua Ngãi Vương bắt Đạo: cấm ba tội, là tội đánh bạc, tội đá gà và tội theo đạo Công Giáo; các nhà thờ bị triệt hạ; thường dân theo Đạo Công Giáo thì bị bắt bỏ tù, sĩ quan có đạo thì bị truất chức; ai tố cáo người công giáo đi dự lễ thì được thưởng, ai biết mà không chịu đi tố cáo thì bị tội; ai không chịu chối Đạo thì phải mang gông phơi nắng chín ngày, bị thắt cổ, bị treo chân vào cột đánh đòn.

    3. Những cuộc bắt Đạo trong thế kỷ XVIII (1698-1801)

    - Dưới thời Vua Minh Vương: người công giáo chịu thuế nặng gấp ba lần người không công giáo; ai cũng được tự do làm hại người công giáo bất cứ bằng cách nào; áp dụng nhiều hình khổ lạ hơn như xẻo hai tai, vấn dẻ vào các ngón tay rồi đổ dầu mà đốt; lấy dao khắc hình Thánh Giá vào trán người công giáo rồi xiềng hai chân với cổ lại, bắt đi bứt cỏ nuôi voi của Nhà Vua suốt đời, hình phạt nầy được gọi là Thảo tượng chung thân; lập chuồng giam người công giáo như giam súc vật: chuồng lợp lá, chật chội, người công giáo bị giam trong đó, có lính canh đêm ngày không cho họ ra khỏi, nhưng bên ngoài, lại có dọn đồ ăn rất ngon, lính canh đứng ngoài cứ hô to: “Nước đó, cơm cá đó. Cứ bỏ đạo rồi ra mà ăn, mà uống”...

    - Dưới thời Vua Võ Vương và Nhà Trịnh: hình khổ được áp dụng thêm, là kẹp các đầu ngón tay cho ra máu; lập nhà giam Sinh Tử, có hai cửa, một cửa gọi là Cửa Sinh, một cửa gọi là Cửa Tử, cửa Sinh có Dấu Thánh Giá, ai bước qua để đi ra thì được sống, cửa Tử có để thanh gươm, ai bước qua là tỏ dấu không muốn bỏ Đạo, thì bị xử tử.

    - Trong thời kỳ Nhà Tây Sơn bắt Đạo, đặc biệt tại Thừa Thiên và Quảng Trị, giáo dân phải bị tàn sát dữ dội. Riêng tại Quảng Trị, trong thời kỳ này, nhiều giáo dân phải bỏ nhà cửa, bồng bế con cái chạy trốn vào rừng núi La Vang, và được Đức Mẹ Maria hiện ra an ủi năm 1798.

    4. Những cuộc bắt Đạo trong thế kỷ XIX (1830-1885)

    - Dưới thời Vua Minh Mạng bắt Đạo: các nhà lao xá như Trấn Phủ, Khám Đường được thành lập để giam người công giáo; đày người công giáo đến những nơi rừng thiêng nước độc; áp dụng hình khổ Bá Đao; xử giảo thắt cổ; bắt tám người công giáo phải mang một cái gông dài như cái thang để khỏi phải chạy trốn.

    - Dưới thờ Vua Tự Đức bắt Đạo: lệnh ban ra giết các linh mục Việt Nam và các linh mục ngoại quốc; tróc nã các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá; quân sĩ nào theo đạo Công Giáo, trước khi ra trận, phải Phạm Ảnh, nghĩa là phải bước qua Thánh Giá; thi hành kế hoạch Phân Sáp để tiêu diệt tận gốc người Công Giáo.

    - Cuối thế kỷ XIX, xảy ra nhiều cuộc tàn sát người Công Giáo bởi Phong trào Văn Thân. Thời kỳ Văn Thân này tương đối ngắn, nhưng có đến sáu vạn giáo dân bị thảm sát. Riêng tại một tỉnh Bình Định, có 24.000 giáo dân bị giết. Tại Quảng Trị, chỉ trong vòng một tháng, hơn 8.000 giáo dân bị giết.

    5. Kế hoạch Phân Sáp để tận diệt người Công Giáo

    Kế hoạch Phân Sáp được thi hành trong năm 1851 và 1856. Do sự thi hành kế hoạch này mà 400.000 giáo dân phải bị đi phân sáp, từ 50.000 đến 60.000 giáo dân phải chết nơi phân sáp, 3.500 giáo dân bị xử tử, 100 làng công giáo bị đốt phá bình địa, 2.000 Họ đạo bị tịch thu tài sản ruộng đất, 115 linh mục Việt Nam và 10 giáo sĩ ngoại quốc bị giết, 80 Dòng Mến Thánh Giá bị phá tan, 2.000 nữ tu Mến Thánh Giá phải tan tác, 100 nữ tu Mến Thánh Giá chết vì Đạo.

    Kế hoạch Phân Sáp gồm 4 mặt:

    a. Không cho người công giáo ở trong làng công giáo của mình, nhưng phải đến ở trong các làng bên lương;

    b. Mỗi người công giáo phải bị 5 người lương canh gác cẩn mật;

    c. Các làng công giáo bị bị phá huỷ, của cải ruộng đất người công giáo bị tịch thu và giao vào tay những người bên lương, những người này xử dụng và nộp thuế lại cho Nhà Nước;

    d. Không cho đàn ông công giáo ở với đàn bà công giáo; không cho vợ chồng công giáo ở một nơi với nhau, mỗi người phải đi ở một nơi xa nhau; con cái phải để cho người lương nuôi.

    Đức Chân Phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã từng nói: “Giáo hội Việt nam đã phát sinh những nhân chứng, đặc biệt là Các Vị Tử Đạo, lời tiền nhân nói không sai: Máu đào là hạt giống phát sinh Kitô hữu, vì do máu Các Đấng Tử Đạo của dân tộc và Giáo hội Việt nam mà đức tin trong thế hệ trước đã mọc lên, đức tin của thế hệ hiện tại được bảo toàn, và hy vọng đức tin của thế hệ mai sau được gìn giữ”.

    Lm. Giuse Nguyễn Hữu An

    ----------------------------------------------------------------------------------------------------

    HỌC HỎI CÁC THÁNH TỬ ĐẠO
    1988
    Ngày kính: 24 tháng 11

    MỤC LỤC

    PHẦN I: NĂM THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI VIỆT NAM

    PHẦN II: CÁC THÁNH THI HÀNH SỨ VỤ VÀ TỬ ĐẠO TẠI TỔNG GIÁO PHẬN

    1. THÁNH ANRÊ DŨNG LẠC

    2. THÁNH GIOAN ĐẠT.

    3. THÁNH PHÊRÔ VÂN

    4. THÁNH PHÊRÔ HIẾU

    5. THÁNH LÔRENXÔ HƯỞNG

    6. THÁNH MARTINÔ TẠ ĐỨC THỊNH

    7. THÁNH PHANXICÔ NGUYỄN CẦN

    8. THÁNH PHÊRÔ LÊ TÙY

    9. THÁNH GIUSE NGUYỄN ĐÌNH NGHI

    10. THÁNH ANTÔN ĐÍCH

    11. THÁNH GIOAN BAOTIXITA CỎN

    12. THÁNH MARTINÔ THỌ

    13. THÁNH THÊ-Ô-PHAN VÊ-NA VEN

    14. THÁNH PHAOLÔ LÊ BẢO TỊNH

    15. THÁNH PHÊRÔ TRƯƠNG VĂN THI

    16. THÁNH PHÊ-RÔ TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG

    17. THÁNH PHAOLÔ NGUYỄN VĂN MỸ

    18. THÁNH LUCA VŨ BÁ LOAN

    19. THÁNH MICAE NGUYỄN HUY MỸ

    PHẦN III: CỬ HÀNH VÀ CHỨNG TÁ TRONG NĂM THÁNH

    PHẦN KINH

     

    Kính thưa quý Cha, quý nam nữ Tu sĩ và anh chị em tín hữu trong Tổng Giáo phận!

    Tổng Giáo phận Hà Nội chúng ta hiệp thông cùng toàn thể Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam hân hoan mừng kính cử hành kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 vị tử đạo tại Việt Nam lên hàng hiển thánh. 

    Trong dịp Năm Thánh hồng phúc (19/6/2018 - 24/11/2018), “để đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng cho mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn và giáo xứ cũng như cho toàn thể Hội Thánh Việt Nam”, theo lời mời gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức Hồng Y Phêrô - Bề Trên Tổng Giáo phận, Ban Năm Thánh cổ võ anh chị em trong Tổng Giáo phận nhiệt thành tham gia cử hành sự kiện trọng đại này và tích cực học hỏi theo gương Các Thánh Tử Đạo.

    Với ý nghĩa tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho Hội Thánh Việt Nam những chứng nhân đức tin; tôn vinh các anh hùng tử đạo là tổ tiên cha ông chúng ta đã hy sinh đổ máu đào chứng minh cho Tin Mừng; theo gương của các ngài và xin các ngài khẩn cầu cùng Chúa cho chúng ta, cùng kiên trung sống đạo và làm chứng cho Chúa trên quê hương đất nước Việt Nam; cũng như ôn lại những trang sử hào hùng của Hội Thánh Việt Nam, Ban Năm Thánh đưa ra chương trình tìm hiểu về Các Thánh Tử Đạo trong Tổng Giáo phận. Xin quý Cha chia sẻ và phổ biến rộng rãi trước mỗi buổi cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật cho cộng đoàn dân Chúa trong dịp Năm Thánh.

    Kính chúc quý Cha và anh chị em “được hưởng trọn vẹn những ơn ích thiêng liêng mà Năm Thánh đem lại” và “xin Các Thánh Tử Đạo dâng lời cầu nguyện, cùng mọi việc lành của chúng ta lên Thiên Chúa, giúp chúng ta sống Năm Thánh cách tốt đẹp nhất” (Thư Công Bố Năm Thánh của HĐGMVN).

    Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2018

    TRƯỞNG BAN NĂM THÁNH

        Laurenxô Chu Văn Minh

    Giám mục Phụ tá

     

    PHẦN I

    NĂM THÁNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

    TẠI VIỆT NAM

     

    1. H: Trong năm 2018, Hội Thánh tại Việt Nam mừng kỷ niệm biến cố quan trọng nào?

    T: Trong năm 2018, Hội Thánh tại Việt Nam mừng kỷ niệm biến cố 30 năm, 117 vị tử đạo tại Việt Nam được tôn phong lên bậc hiển thánh, ngày 19 tháng 6 năm 1988, tại quảng trường Thánh Phêrô, ở Rôma.

    2. H: Tử đạo là gì?

    T: Tử vì đạo hay còn gọi là tử đạo, là một người nào đó kiên trung minh chứng cho các chân lý đức tin, làm chứng cho Chúa  Kitô bằng việc hy sinh mạng sống của chính mình. 

    3. H: Phải có những điều kiện thiết yếu nào để được gọi là vị tử đạo?

    T: Ðể được gọi là vị tử đạo, một Kitô hữu phải thực sự chịu đựng những đau khổ, đang chết dần hay bị xử tử, vì đã làm chứng nhân cho Ðức Giêsu Kitô. 

    Vậy cần có ba điều kiện thiết yếu như sau: thứ nhất, đời sống thể lý đang đi dần đến cái chết; thứ hai, kẻ làm cho người Kitô hữu phải chết, thực sự rất ghét đời sống Kitô Giáo và Chân Lý; cuối cùng, cái chết đã được người Kitô hữu chấp nhận một cách tình nguyện để minh chứng đức tin.

    4. H: Vai trò của Hội Thánh trong việc tuyên phong hiển thánh là gì?

    T: Đó là việc Hội Thánh chính thức tuyên bố một người (hay tập thể) nào đó đã có đời sống thánh thiện khi còn sống và đang hưởng phúc Thiên Đàng. Từ đó, các vị này được ghi danh vào sổ bộ các thánh, tức thành mẫu mực cho chúng ta tôn kính, bắt chước và được đưa vào danh sách phụng vụ chư thánh.

    5. H: Trước khi phong thánh, Hội Thánh cần phải làm những gì?

    T: Hội Thánh phải điều tra cẩn thận, xem xét thật kỹ lưỡng đời sống và những phép lạ kèm theo, nhằm có đủ chứng cớ để phong thánh. 

    6. H: Việc tuyên phong hiển thánh sẽ kèm những điều gì?

    T: Việc tuyên phong hiển thánh sẽ kèm những điều này:

    * Tên của vị đó được ghi vào Sổ Bộ Các Thánh;

    * Các ngài được kêu cầu trong các lời cầu công cộng;

    * Các nhà thờ được thánh hiến để kính nhớ các ngài;

    * Thánh Lễ được cử hành để tôn kính các ngài;

    * Lễ kính các ngài được cử hành theo phụng vụ;

    * Hình ảnh của các ngài trên đầu có hào quang;

    * Thánh tích của các ngài được chứa trong bình và tôn kính công cộng.

    7. H: Hội Thánh tuyên thánh để làm gì? 

    T: Hội Thánh tuyên phong các thánh để tôn vinh Thiên Chúa, Đấng biểu lộ vinh quang rạng ngời nơi cộng đoàn các thánh. Khi tuyên dương công trạng các ngài, là Thiên Chúa biểu dương chính hồng ân Chúa ban. Thiên Chúa dùng đời sống các thánh làm gương cho chúng ta học đòi, bắt chước; cho chúng ta được chung phần gia nghiệp nhờ hiệp thông với các thánh; và phù trợ chúng ta nhờ lời các ngài cầu thay nguyện giúp.

    8. H: Ai có quyền phong thánh?

    T: Chỉ có Đức Giáo Hoàng mới có quyền phong thánh.

    9. H: Trước khi phong hiển thánh một ai, cần phải có những bước nào?

    T: Trước khi một người được phong hiển thánh thì lần lượt được nhận các danh hiệu sau: là Đầy Tớ Chúa, là Đấng Đáng Kính, là Chân Phước, và sau cùng là Đấng Thánh.

    10. H: Đức Giáo Hoàng nào đã tuyên thánh các vị chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt Nam?

    T: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên phong hiển thánh cho 117 vị thánh tử đạo tại Việt Nam. 

    11. H: Các chứng nhân đức tin của Giáo Hội Việt Nam được tuyên thánh vào ngày tháng năm nào?

    T: Các ngài được tuyên phong hiển thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.

    12. H: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã có ngày kính riêng, còn có ngày mừng kính chung không? 

    T: Ngoài ngày kính riêng vào chính ngày các ngài được phúc Tử Đạo, các ngài còn được kính chung trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 24 tháng 11 hàng năm. 

    13. H: 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, các ngài gồm những thành phần nào?

    T: Các ngài là Giám mục, Linh mục, Thầy giảng, Chủng sinh và Giáo dân. 

    14. H: 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, là đại diện, là tinh hoa của Giáo Hội tại Việt Nam, các ngài bị kết án vì lý do gì?

    T:  Các ngày bị kết án chỉ vì các ngài đã hết lòng tôn thờ Chúa, kiên trung không chịu bỏ đạo.

    15. H: 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, họ gồm những quốc tịch nào?

    T: 117 vị Thánh gồm có ba quốc tịch: Tây Ban Nha, Pháp và Việt Nam. 

    16. H: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có bao nhiêu vị tử đạo là Giám mục?

    T: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam có 8 Giám mục. 

    17. H: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có bao nhiêu vị tử đạo là giáo dân?

    T: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam có 59 giáo dân. 

    18. H: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có bao nhiêu vị tử đạo quốc tịch Việt Nam?

    T: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam có 96 vị quốc tịch Việt Nam. 

    19. H: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có một vị thánh nữ, ngài tên là gì?

    T: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam chỉ có một vị thánh nữ là thánh Anê Lê Thị Thành (hay còn gọi là Bà Thánh Đê).

    20. H: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam, có một chủng sinh, ngài tên là gì?

    T: Trong số 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam có một chủng sinh tên là thánh Tôma Thiện. 

    21. H: Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam chịu tử đạo dưới những đời vua chúa nào?

    T: Thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767), chúa Trịnh Sâm (1767-1782), vua Cảnh Thịnh (1782-1802), vua Minh Mạng (1820-1841), vua Thiệu Trị (1841-1847), vua Tự Đức (1847-1883). 

    22. H: 117 vị Thánh Tử Ðạo Việt Nam  đã được những Đức Giáo Hoàng nào tôn phong lên bậc chân phước?

    T: Đức Giáo Hoàng Piô X, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII và Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên phong các ngài lên bậc Chân Phước.

    23. H: Trong gần 500 năm lịch sử của mình, Hội Thánh Công Giáo tại Việt Nam có bao nhiêu chứng nhân tử vì đạo? Bao nhiêu vị đã được tuyên phong lên bậc hiển thánh và nâng lên bậc chân phước? 

    T: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có hàng trăm nghìn người đã chịu tử vì đạo. Trong số đó, có 8 giám mục, 50 linh mục, 16 thầy giảng, 1 chủng sinh và 42 giáo dân, tổng cộng là 117 vị đã được tôn phong hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. Ngoài ra, còn có thầy giảng Anrê Phú Yên được nâng lên bậc Chân Phước ngày 5 tháng 3 năm 2000. 

    24. H: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã bị kết án và bị xử dưới những hình thức nào?

    T: Các ngài bị kết án và bị xử dưới nhiều hình thức khác nhau như chết rũ tù, xử trảm, xử giảo, lăng trì, thiêu sống hoặc bị tra tấn cho đến chết.

    25. H: Có bao nhiêu đấng đã được sinh thành, làm việc và chịu tử đạo trên mảnh đất Tổng Giáo phận Hà Nội?

    T: Tại pháp trường Bảy Mẫu - Nam Định có 10 đấng:

    1. Thánh Antôn Nguyễn Đích

    2. Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh

    3. Thánh Martinô Thọ

    4. Thánh Gioan Baotixita Cỏn

    5. Thánh Giuse Nguyễn Đình Nghi

    6. Thánh Phaolô Ngân

    7. Thánh Lui Bornard Hương

    8. Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh

    9. Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm

    10. Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ

    Tại pháp trường Cầu Giấy Hà Nội có 6 đấng:

    1. Thánh Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần 

    2. Thánh Phêrô Trương Văn Thi 

    3. Thánh Luca Vũ Bá Loan 

    4. Thánh Théophane Vénard (Ven) 

    5. Thánh Anrê Dũng Lạc 

    6. Thánh Nê-rô Bắc

    26. H: Có bao nhiêu Thánh Tử Đạo Việt Nam có quê hương ở Tổng Giáo phận Hà Nội và là những thánh nào?

    T: Có 15 Thánh Tử Đạo quê hương tại Tổng Giáo phận Hà Nội, đó là các vị sau đây:

    1. Thánh Phanxicô Xaviê Nguyễn Cần quê ở xứ Sơn Miêng 

    2. Thánh Gioan Baotixita Cỏn quê ở xứ Kẻ Báng 

    3. Thánh Gioan Đạt quê ở họ Khê Câu xứ Trung Lương 

    4. Thánh Antôn Nguyễn Đích quê ở giáo họ Chi Long 

    5. Thánh Phêrô Trương Văn Đường quê ở xứ Sở Kiện 

    6. Thánh Phêrô Hiếu quê ở Đồng Chuối (nay là xứ Tiêu Động Thượng)

    7. Thánh Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng quê ở xứ Kẻ Sải

    8. Thánh Luca Vũ Bá Loan quê ở xứ Bút Đông 

    9. Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ quê ở xứ Kẻ Non 

    10. Thánh Giuse Nguyễn Đình Nghi quê ở xứ Hà Hồi

    11. Thánh Phaolô Trương Văn Thi quê ở xứ Sở Kiện 

    12. Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh quê ở xứ Kẻ Sét 

    13. Thánh Martinô Thọ quê ở xứ Kẻ Báng 

    14. Thánh Phêrô Lê Tùy quê ở xứ Bằng Sở 

    15. Thánh Phêrô Vân quê ở họ Kẻ Cói (nay thuộc xứ Hà Ngoại). 

    27. H: Các vị này được tôn phong lên bậc Chân Phước và Hiển Thánh vào những năm nào? 

    T: Hai đấng Lôrensô Hưởng và Phêrô Vân được tôn phong Chân Phước năm 1909. Mười ba đấng còn lại được tôn phong Chân Phước năm 1900. Tất cả mười lăm đấng đều được tôn phong lên bậc Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988. 

     

    PHẦN II

    CÁC THÁNH THI HÀNH SỨ VỤ 

    VÀ TỬ ĐẠO TẠI TỔNG GIÁO PHẬN 

     

    1. THÁNH ANRÊ DŨNG LẠC 

    28. H: Thánh Anrê Dũng Lạc là ai?

    T: Thánh Anrê Dũng Lạc sinh năm 1795 ở tỉnh Bắc Ninh trong một gia đình chưa biết đạo Chúa. Năm 12 tuổi, Ngài ra Hà Nội và quyết tâm theo đạo. Ngài học đạo tại Kẻ Vĩnh. Năm lên 15 tuổi, Ngài được lãnh Bí tích Rửa Tội. Năm 28 tuổi, Ngài chịu chức linh mục tại Kẻ Vĩnh. Tên Ngài là Trần An Dũng nhưng sau đổi tên là Lạc nên gọi là Anrê Trần An Dũng Lạc. Ngài chịu tử đạo tại Hà Nội năm 1839 ở tuổi 44.

    29. H: Thánh Anrê Dũng Lạc có những đức tính gì nổi bật?

    T: Ngài là người học mau, chỉ thoáng là nhớ bài. Ngài luôn hiên ngang giữ đạo và tìm cách giảng giải đạo Chúa cho mọi người. Ngài luôn sẵn sàng chịu khổ cực để Danh Chúa được cả sáng. Khi bị giam trong tù ngài đã viết:

    Lạc rầy đã rõ chốn quân quan

    Bút chép thơ này gửi thở than.

    Lòng nhớ bạn non còn vất vả

    Dạ thương khách chạy chưa yên hàn.

    Đông qua tiết lại thời xuân tới

    Khổ tạm mai sau hưởng phúc an.

    Làm kẻ anh hùng chi quản khó

    Nguyện xin cùng gặp chốn thanh nhàn.

    30. H: Thánh Anrê Dũng Lạc chịu tử đạo như thế nào?

    T: Cha Anrê Dũng Lạc bị bắt cùng với cha thánh Thi ngày mùng 10 tháng 11 năm 1839, khi ấy ngài đang là cha xứ giáo xứ Kẻ Đầm, nay là xứ Bích Trì, thuộc xã Thanh Nam, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngài bị đưa về Hà Nội và bị giam ở đấy cùng chịu nhiều lần quan ép bước qua thập giá. Ngài bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy ngày 31 tháng 12 năm 1839. Thi hài của ngài được an táng tại Hà Nội. Hiện nay, hài cốt của ngài được lưu giữ tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội.

     

    2. THÁNH GIOAN ĐẠT

    31. H: Thánh Gioan Đạt là ai?

    T: Thánh Gioan Đạt sinh năm 1765 tại làng Khê Câu, thuộc xứ Trung Lương, tỉnh Hà Nam. Ngài đã đi tu ngay từ bé và chịu chức linh mục vào mùa chay năm 1798. Ngài được cử về coi sóc giáo xứ Hảo Nho, thuộc giáo phận Phát Diệm ngày nay. Cũng năm đó, ngài đã bị bắt tại Làng Lẻ thuộc xứ Hảo Nho rồi bị đưa về giam ở Thanh Hóa. Ngài chịu tử vì đạo ngày 28 tháng 10 năm 1798 ở tuổi 33, khi mới chịu chức linh mục được 8 tháng. Ngài là vị linh mục đầu tiên chịu tử đạo ở Miền Bắc Việt Nam.

    32. H: Thánh Gioan Đạt đã bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Thánh Gioan Đạt đã bị bắt khi cha về dâng lễ giỗ tại nhà ông Trùm Mới. Mặc dù cha đã trốn được nhưng nhìn cảnh giáo dân bị hành hạ tra tấn đau đớn, cha đã để cho quan quân bắt mình mà cứu lấy giáo dân. Cha bị đem về Thanh Hóa và bị tra tấn, ép buộc bước qua thập giá. Nhưng dù thế nào cha vẫn không bỏ Chúa. Cha bị kết án tử hình vì tội không chịu bỏ đạo. Cha bị xử trảm tại chợ Rạ, gần giáo xứ Trinh Hà, địa phận Thanh Hóa ngày nay.

    33. H: Đâu là gương nhân đức và chứng nhân nổi bật của thánh Gioan Đạt?

    T: Thánh Gioan Đạt đã để lại cho chúng ta mẫu gương về lòng say mê thánh lễ và về đời sống linh mục. Ngài đã hết lòng tận tụy giúp đỡ giáo dân và sẵn sàng chịu khổ thay giáo dân. Ngài còn để lại cho chúng ta một mẫu gương chứng nhân về lòng yêu mến Thiên Chúa tha thiết, dù chết cũng không chịu bỏ đạo.

    34. H: Thánh Gioan Đạt đã chịu chết trong hoàn cảnh xã hội thế nào?

    T: Thánh Gioan Đạt đã chịu chết trong hoàn cảnh đất nước đang bị vua Cảnh Thịnh ra sắc lệnh cấm đạo gắt gao. Nhiều quan nha thì chỉ mong cấm đạo để bắt các cha, mong có được tiền chuộc của giáo dân. 

    35. H: Thánh tích của thánh Gioan Đạt ngày nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Ngày nay hài cốt của thánh nhân còn được lưu giữ tại giáo họ Khê Câu, một giáo họ nhỏ bé thuộc giáo xứ Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

     

    3. THÁNH PHÊRÔ VÂN

    36. H: Thánh Phêrô Vân là ai? 

    T: Thánh Phêrô Vân sinh năm 1780 tại làng Kẻ Cói, nay thuộc xứ Hà Ngoại, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Từ bé ngài đã ở với cha xứ và khi lên 20 tuổi thì ngài khấn vào bậc Kẻ Giảng. Ngài về giúp giáo xứ Nỗ Lực thuộc địa phận Hưng Hóa ngày nay. Ngài bị bắt ở đó và chịu tử đạo tại Sơn Tây ngày 25 tháng 5 năm 1857.

    37. H: Thánh Phêrô Vân đã bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Thánh Phêrô Vân bị bắt tại họ Tiên Cát, thuộc giáo xứ Nỗ Lực. Lúc đó, ngài đã 76 tuổi và đang làm thày cai trong nhà xứ. Ngài bị những kẻ xấu trong vùng vì ghen tức mà tố giác ngài là đạo trưởng với quan. Quan quân nghĩ ngài là đạo trưởng nên đã bắt đưa về giam tại Lâm Thao 4 tháng rồi đưa về Sơn Tây giam 2 tháng. Quan bắt ép ngài phải nhận mình là đạo trưởng và phải bỏ đạo. Ngài quyết không chịu khai dối trá hay bỏ đạo. Ngài bị xử trảm tại pháp trường Sơn Tây năm 1857.

    38. H: Đâu là gương nhân đức và chứng nhân nổi bật của thánh Phêrô Vân?

    T: Thánh Phêrô Vân là người có đời sống mẫu mực trong việc phục vụ Nhà Chúa. Ngài luôn là người mực thước và tìm cách giúp đỡ mọi người. Ngài để lại cho chúng ta mẫu gương của một người quản lý luôn tín trung. 

    39. H: Thánh Phêrô Vân đã chịu Tử Đạo trong hoàn cảnh xã hội thế nào?

    T: Thánh Phêrô Vân đã chịu tử đạo trong hoàn cảnh đất nước đang bị vua Tự Đức tìm cách tận diệt đạo. Ai là đạo trưởng thì bị tử hình; ai là giáo dân thì phải công khai bước qua thập giá để bỏ đạo; các làng có đạo thì bị phân sáp đi khắp nơi. 

    40. H: Thánh tích của thánh Phêrô Vân ngày nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Hài cốt của Thánh Phêrô Vân được lưu giữ tại quê hương của ngài là họ Kẻ Cói thuộc xứ Hà Ngoại, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; và một phần được lưu giữ tại nơi ngài đã giúp là giáo xứ Nỗ Lực, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ngày nay.

     

     

    4. THÁNH PHÊRÔ HIẾU

     

    41. H: Thánh Phêrô Hiếu là ai?

    T: Thánh Phêrô Hiếu sinh năm 1783 ở làng Đồng Chuối (nay là xứ Tiêu Động Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). Ngài đã đi tu từ bé và khấn vào bậc Kẻ Giảng. Ngài đã đi giúp cha thánh Khoan ở giáo xứ Phúc Nhạc, thuộc địa phận Phát Diệm ngày nay. Ngài bị bắt tại làng Đông Biên (nay là giáo xứ Nam Biên, giáo phận Phát Diệm) cùng với cha thánh Khoan và thầy thánh Thanh. Ngài chịu tử vì đạo ngày 28 tháng 4 năm 1840 tại Ninh Bình.

    42. H: Thánh Phêrô Hiếu đã bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Thánh Phêrô Hiếu đã bị bắt tại làng Đông Biên. Khi ấy ngài đang cùng với cha thánh Khoan qua đêm ở nhà ông tổng Dụ, sau khi đi giúp kẻ liệt. Ngài bị đưa về giam tại Ninh Bình. Quân lính khiêng ngài qua thập giá ngài nhất quyết không để chân chạm thập giá. Ngài bị xử trảm tại pháp trường Lò Gạch, Ninh Bình năm 1840. Xác ngài được đưa về chôn cất tại làng Yên Mối, tức xứ Gia Lạch, Giáo phận Phát Diệm ngày nay.

    43. H: Đâu là gương nhân đức và chứng nhân nổi bật của thánh Phêrô Hiếu?

    T: Thánh Phêrô Hiếu tính tình hiền lành, hay chịu khó khuyên bảo bổn đạo, nhất là kẻ dọn mình chịu Mình thánh Đức Chúa Giêsu hay là chịu phép Xức dầu thánh. Bị giam gần hai năm, nhưng ngài luôn tươi tỉnh vui vẻ, hằng đọc kinh và giữ chay ngày thứ sáu. Bổn đạo có đến thăm, thì người khuyên năm ba lời, giục người ta giữ đạo cho nên, rồi xin người ta cầu nguyện cho người được phúc tử đạo.

    44. H: Thánh Phêrô Hiếu đã chịu chết trong hoàn cảnh xã hội thế nào?

    T: Thánh Phêrô Hiếu đã chịu tử đạo vào thời vua Minh Mạng. Khi ấy, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo trên toàn quốc và yêu cầu các quan phải tìm bắt tất cả các đạo trưởng, nếu ai không chịu bỏ đạo thì sẽ bị kết án tử hình. 

    45. H: Thánh tích của thánh Phêrô Hiếu ngày nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Một phần hài cốt của Thánh Phêrô Hiếu ngày nay được lưu giữ tại quê hương ngài là xứ Tiêu Động Thượng, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam; và một phần được lưu giữ tại nơi đã an táng ngài là làng Yên Mối, nay là xứ Gia Lạc, thuộc giáo phận Phát Diệm.

     

    5. THÁNH LÔRENXÔ HƯỞNG

    47. H: Thánh Lôrenxô Hưởng là ai?

    T: Thánh Lôrenxô Hưởng sinh năm 1802 tại giáo xứ Kẻ Sải, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ngày nay. Từ bé, ngài đã ở với cha xứ và học ở chủng viện Kẻ Vĩnh. Sau khi chịu chức linh mục, ngài đi giúp dân tộc Mường ở vùng Lạc Thổ, Hòa Bình. Sau đó, ngài về giúp xứ Bạch Bát thuộc địa phận Phát Diệm ngày nay. Ngài bị bắt ở đó và chịu tử đạo tại Ninh Bình ngày 27 tháng 4 năm 1856. Ngài được đưa về an táng tại Vĩnh Trị.

    48. H: Thánh Lôrenxô Hưởng đã bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Thánh Lôrenxô Hưởng bị bắt vào tháng 11 năm 1855 khi ngài đang trên đường đi xức dầu cho kẻ liệt. Ngài bị đưa về giam tại Ninh Bình 5 tháng. Quan tìm cách tra tấn và dụ dỗ nhiều điều để bắt cha bỏ đạo. Nhưng dù thế nào cha cũng không chấp nhận. Cha còn tìm cách giảng đạo và giúp đỡ các quan cùng những người trong tù. Cha bị kết án tử hình vì là đạo trưởng và đã bị xử trảm ngày 27 tháng 4 năm 1856 tại chân núi Cánh Diều ở Ninh Bình.

    49. H: Đâu là gương nhân đức và chứng nhân nổi bật của thánh Lôrenxô Hưởng?

    T: Thánh Lôrenxô Hưởng để lại cho ta mẫu gương về lòng nhiệt huyết truyền giáo, không ngại khó khăn. Ngài còn là người sống mực thước, điều độ và thẳng thắn với hết mọi người, luôn chu toàn bổn phận trong bậc sống của mình.

    50. H: Thánh Lôrenxô Hưởng đã chịu chết trong hoàn cảnh xã hội thế nào? 

    T: Thánh Lôrenxô Hưởng đã chịu tử đạo trong hoàn cảnh đất nước đang bị vua Tự Đức tìm cách tận diệt đạo. Ai là đạo trưởng thì bị tử hình; ai là giáo dân thì phải công khai bước qua thập giá để bỏ đạo; các làng có đạo thì bị phân sáp đi khắp nơi. 

    51. H: Thánh tích của Thánh Lôrenxô Hưởng ngày nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Hài cốt của Thánh Lôrenxô Hưởng được lưu giữ tại quê hương của ngài là giáo xứ Tụy Hiền hay còn gọi là Kẻ Sải, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ngày nay; và một phần được lưu giữ tại trung tâm hành hương các thánh tử đạo Sở Kiện.

     

    6. THÁNH MARTINÔ TẠ ĐỨC THỊNH

    51. H: Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh sinh năm nào, ở đâu? Ngài chịu tử đạo ngày nào, ở đâu?

    T: Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh sinh năm 1760 tại làng Kẻ Sét, nay là xứ Thịnh Liệt, cách trung tâm Hà Nội khoảng 6 km về phía Nam. Ngài được phúc tử đạo tại pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định ngày mùng 8 tháng 11 năm 1840.

    52. H: Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh là người thế nào và đã phục vụ ở đâu?

    T: Ngài là một linh mục khôn ngoan, thông thái, đạo đức và rất nghiêm khắc. Ngài đã từng làm thư ký cho Đức cha Longer Gia và phục vụ tại Cửa Bạng ở Thanh Hóa, rồi về Đồng Chuối, Nam Sang (thuộc tỉnh Hà Nam) và Trình Xuyên (thuộc tỉnh Nam Định). 

    53. H: Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh bị bắt trong hoàn cảnh nào? Trước quan quyền thái độ của ngài ra sao? 

    T: Ngài bị bắt năm 1840 ở xứ Kẻ Báng, khi ngài đang chữa bệnh tại đây, rồi bị giam giữ ở Nam Định. Ngài đã vui lòng chịu mọi cực hình vì Chúa. Khi bị quan Tổng đốc Nam Định đe dọa và dụ dỗ chối đạo, ngài trả lời: “Tôi bằng này tuổi đầu mà lại còn sợ chết nữa sao? Tôi không thể làm theo lời quan được”. 

    54. H: Hài cốt Thánh Martinô Tạ Đức Thịnh hiện nay được lưu giữ ở đâu? Ngài được tôn phong chân phước và hiển thánh năm nào? Lễ kính ngài được cử hành vào ngày nào? 

    T: Khi vừa chịu tử đạo, thi hài ngài được an táng ở xứ Vũ Điện, thuộc xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngài được tôn phong lên hàng chân phước năm 1900 và bậc hiển thánh năm 1988. Hằng năm Giáo Hội cử hành lễ kính nhớ ngài vào ngày 8/11.

     

    7. THÁNH PHANXICÔ NGUYỄN CẦN

    55. H: Thánh Phanxicô Nguyễn Cần sinh ra và chịu tử đạo vào năm nào, ở đâu? 

    T: Thánh Phanxicô Nguyễn Cần sinh năm 1803 tại giáo xứ Sơn Miêng, phủ Ứng Hòa, Hà Nội. Ngài chịu tử đạo ngày 20 tháng 11 năm 1837 tại pháp trường Cầu Giấy, Hà Nội. 

    56. H: Thánh Phanxicô Nguyễn Cần là người thế nào? Ngài đã phục vụ ở đâu?

    T: Thánh nhân quyết chí đi tu từ thuở nhỏ. Khi học xong triết lý ở Đại Chủng viện, thầy được gửi đi giúp Đức cha Havard Du và sau đó lại giúp cha Retord Liêu. Thầy là người đạo đức, thật thà, trung thực, siêng năng học hỏi, chuyên cần phục vụ và hết lòng vâng lời các đấng bề trên.

    57. H: Thánh Phanxicô Nguyễn Cần đã chịu tử đạo như thế nào? 

    T: Ngài bị bắt năm 1836 trong khi đi mục vụ tông đồ ở Kẻ Chuôn theo chỉ định của cha Retord Liêu. Trước mặt quan quyền, thầy dùng những lời lẽ khôn ngoan để bảo vệ Đạo. Khi quan bảo thầy nhắm mắt lại cho họ kéo ngài qua thánh giá, thầy đáp: “Thưa quan, mắt nhắm được nhưng lòng trí chẳng nhắm được, tôi không làm!”. Khi người ta lừa gạt thầy rằng cha cố Liêu bảo thầy bước qua thánh giá, thầy đã trả lời thẳng thắn: “Dù có thiên thần hiện ra bảo tôi quá khóa thì tôi cũng chẳng tin, phương chi cố Liêu”. Thầy bị thắt cổ cho đến chết, rồi bị chém đầu tại pháp trường Cầu Giấy - Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 1837. 

    58. H: Thánh Phanxicô Nguyễn Cần được tôn kính thế nào? 

    T: Sau khi bị tử hình, thi hài thầy được đưa về an táng ở họ giáo Chân Sơn, nay là phố Chân Cầm, Hà Nội. Hai năm sau, khi cải táng, hài cốt thầy được chuyển về nhà thờ Sơn Miêng, thuộc xã Hòa Sơn, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội và ở đó cho đến ngày nay. Thầy được tôn phong lên hàng chân phước năm 1900 và bậc hiển thánh năm 1988. Hằng năm giáo dân tổ chức lễ tôn kính ngài vào ngày 20/11. 

     

    8. THÁNH PHÊRÔ LÊ TÙY

    59. H: Thánh Phêrô Lê Tùy sinh năm nào, ở đâu và được phúc tử đạo năm nào, ở đâu?

    T: Thánh Phêrô Lê Tùy sinh năm 1773 ở làng Bằng Sở, Hà Nội. Ngài được phúc tử đạo ngày 11 tháng 10 năm 1833 tại pháp trường chợ Quân Ban, Nghệ An. 

    60. H: Thánh Phêrô Lê Tùy là người thế nào và ngài đã phục vụ ở đâu?

    T: Thánh nhân có chí đi tu từ năm 12 tuổi. Khi làm Phó tế, ngài được cử đi giúp cha nghĩa phụ ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Khi được thụ phong linh mục, ngài lần lượt được gửi đi giúp các giáo xứ: Đông Thành, Lập Thạch, Nam Đường cho tới năm 1833. Ngài là người hiền hòa, đạo đức, khôn ngoan, thông thái, nhiệt thành, luôn nỗ lực chu toàn bổn phận của mình cách tốt đẹp nhất. Đức cha Charles La Mothe đã nói rằng: “Không ai là không bằng lòng với Cha Tùy”.

    61. H: Thánh Phêrô Lê Tùy bị bắt trong hoàn cảnh nào? Thái độ của ngài ra sao khi bị bắt? 

    T: Thánh nhân bị bắt giữ ngày 28.06.1833 khi ngài đang đi xức dầu cho một bệnh nhân ở giáo họ Thành Trai. Ngài kiên quyết chối từ nói dối mình là thầy thuốc theo ý quan để được tha. Ngài nói với quan: “Cám ơn quan đã có ý cứu tôi, nhưng lương tâm một vị đạo trưởng không cho phép tôi làm theo ý quan. Phần tôi, tôi không sợ chết và chết cách nào tôi cũng không ngại”. Khi nghe tin bị kết án tử hình, ngài tỏ vẻ vui mừng mà nói: “Thật bấy lâu nay tôi không dám trông đợi được ơn cao trọng này. Nay Chúa đã ban ơn ấy cho tôi, tôi cảm tạ ngợi khen Chúa”. 

    62. H: Hài cốt thánh Phêrô Lê Tùy hiện nay được lưu giữ ở đâu? 

    T: Sau khi cha Lê Tuỳ bị chém, giáo hữu ở Nghệ An rước thi hài cha về an táng tại giáo xứ Trang Nứa, Nghệ An. Hài cốt ngài hiện được lưu giữ tại Maison de Pauline Jaricot, 42 Montée Saint-Barthélémy, 69005 Lyon, Pháp; và một phần nhỏ được rước về Trung tâm hành hương Bằng Sở, Thường Tín, Hà Nội. Ngài được tôn kính trọng thể trong ngày lễ kính nhớ và đặc biệt vào các thứ ba đầu tháng.. 

    63. H: Sau khi được phúc tử đạo, thánh Phêrô Lê Tuỳ có điều gì đặc biệt?

    T: Từ khi chịu tử đạo, thánh Phêrô Lê Tuỳ thường làm rất nhiều phép lạ để cứu giúp những người trong đạo, ngoài đời. Vì thế, ngày 29/6/2006 Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã chọn Đền Thánh Phêrô Lê Tuỳ tại Bằng Sở là Trung Tâm Hành Hương của Tổng Giáo phận Hà Nội. Đặc biệt trong Năm Thánh mừng kính kỷ niệm 30 năm tuyên thánh, Đức Hồng Y Phêrô đã chọn là địa điểm hành hương Năm Thánh Tử Đạo 2018.

     

    9. THÁNH GIUSE NGUYỄN ĐÌNH NGHI

    64. H: Thánh Giuse Nguyễn Đình Nghi sinh năm nào, ở đâu và chịu tử vì đạo năm nào, ở đâu?

    T: Thánh Giuse Nghi sinh năm 1793 ở giáo xứ Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ngài bị xử trảm ngày 8 tháng 11 năm 1840 tại pháp trường Bảy Mẫu ở Nam Định cùng với thánh Thọ, thánh Cỏn, thánh Thịnh, và thánh Ngân. 

    65. H: Thánh Giuse Nghi là người thế nào, đã phục vụ ở đâu và có ơn gì đặc biệt?

    T: Ngài đã vào Nhà Đức Chúa Trời từ nhỏ. Ngài là người hiền lành, thông minh và đạo đức, siêng năng làm việc bổn phận. Khoảng năm 30 tuổi, ngài được thụ phong linh mục rồi lần lượt phục vụ ở Sơn Miêng, Kẻ Bạc thuộc Hà Nội, Phúc Nhạc thuộc tỉnh Ninh Bình, Đa Phạn tỉnh Thanh Hoá và Kẻ Báng tỉnh Nam Định. Ngài giảng dạy làm say mê lòng người và đặc biệt có ơn làm cho người ta ăn năn sám hối.

    66. H: Thánh Giuse Nghi bị bắt trong hoàn cảnh nào? Thái độ của ngài ra sao khi bị bắt?

    T: Ngài bị bắt lúc đang làm cha xứ ở Kẻ Báng. Khi quan quân đến, giáo dân mời ngài đi trốn, song ngài nói: “Chúa đã gìn giữ ta bấy lâu nay, ta phải trông cậy Chúa, nếu ta trốn đi sợ không đúng thánh ý Chúa, lại để dân làng một mình, ta không đành lòng”. Trước những roi đòn và những sự sỉ nhục, ngài luôn giữ một lòng trung tín với Chúa. Khi quan tổng đốc ra lệnh quá khoá, kẻo phải chết, thì đại diện các bạn tù, ngài đáp rằng: “Quan thương mà tha cho chúng tôi thì chúng tôi cám ơn; bằng không, nếu quan giết chúng tôi thì chúng tôi xin chịu, còn quá khóa thì chúng tôi không dám, vì là tội trọng phạm đến Đấng mà chúng tôi tôn thờ!”

    67. H: Hài cốt Thánh Giuse Nghi hiện nay được tôn kính ở đâu? Giáo Hội mừng lễ ngài vào ngày nào? 

    T: Sau khi chịu tử đạo ở pháp trường Bảy Mẫu - Nam Định, thi hài ngài được đưa về an táng tại xứ Kẻ Báng, nay là xứ Xuân Bảng, thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sau này, người ta đã cải táng, đưa hài cốt ngài về xứ Hà Hồi và lập đền tôn kính ngài ở đây. Hàng năm, Giáo Hội cử hành lễ kính ngài vào ngày 8/11.

     

    10. THÁNH ANTÔN ĐÍCH

    68. H: Thánh Antôn Đích sinh sống ở đâu?

    T: Thánh Antôn Đích sinh năm 1769 tại làng Chi Long, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam trong một gia đình đạo đức. Để giữ đạo, thánh Đích đã theo cha mẹ xuống xứ Vĩnh Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định để sinh sống, và ngài đã lập gia đình với người ở đó.

    69. H: Trong đời sống, thánh Antôn Đích là người thế nào?

    T: Thánh Antôn Đích là vị gia trưởng gương mẫu, lao động cần cù và luôn quan tâm chăm sóc giáo dục đạo đức, chữ nghĩa cho các con, có tình thương đối với những người nghèo, đặc biệt những người bị hủi. Thánh Antôn Đích còn là người tín hữu nhiệt thành, có lòng kính mến các đấng. Trong những năm vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo toàn quốc, thánh Antôn Đích đã nhận các cha, các thầy về trốn trong nhà mình và lo cho ăn uống đầy đủ. Vì vậy, thánh Antôn Đích được mọi người trong làng yêu mến, kính trọng gọi là ông trùm.

    70. H: Thánh Antôn Đích bị bắt và chịu phúc tử đạo như thế nào?

    T: Sau khi cho hai người tên là Tý và Xuân đóng giả người làm thuê để do thám, ngày 02/07/1838, tướng Lê Văn Đức chỉ huy quân bao vây làng Kẻ Vĩnh, bắt được thánh Antôn Đích cùng cha Giacôbê Đỗ Mai Năm đang trốn trong nhà ông.

    Trong những ngày bị giam ở Nam Định, thánh Antôn Đích bị quan đòi ra hầu tòa 4 - 5 lần. Chúng dụ dỗ, tra tấn, đánh đòn ép quá khóa, nhưng dù thế nào ngài cũng không bỏ đạo. Thánh Antôn Đích bị kết án trảm quyết vì tội không chịu quá khóa. Ngày 12/08/1838, thánh Antôn Đích bị xử trảm quyết tại pháp trường Bảy Mẫu ở Nam Định.

    71. H: Thánh Antôn Đích chịu tử đạo trong hoàn cảnh nào?

    T: Năm 1836, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo truyền xử tử tất cả các đạo trưởng Tây cũng như Nam trên toàn quốc, mở đầu giai đoạn bách hại đạo gắt gao nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Chính trong giai đoạn này, thánh Antôn Đích bị bắt và đón nhận phúc tử đạo.

    72. H: Thánh tích của thánh Antôn Đích nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Sau khi nhận phúc tử đạo, thi hài của thánh Antôn Đích được giáo dân đưa về mai táng tại làng Kẻ Vĩnh, nay là xứ Vĩnh Trị, thuộc xã Yên Trị, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. 

     

    11. THÁNH GIOAN BAOTIXITA CỎN

    73. H: Thánh Gioan Baotixita Cỏn sinh sống ở đâu?

    T: Thánh Gioan Baotixita Cỏn sinh năm 1805 ở giáo xứ Kẻ Báng, này là xứ Xuân Bảng, thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình làm nghề nông. Tuy nghèo, nhưng gia đình thánh Gioan Baotixita Cỏn sống rất êm ấm thuận hòa.

    74. H: Thánh Gioan Baotixita Cỏn là người thế nào?

    T: Ngài là người thanh liêm, cương trực, giỏi lý luận nên được dân làng tín nhiệm bầu làm lý trưởng. Mặc dù khô khan, việc “đọc kinh lần hạt chẳng bằng ai”, nhưng ngài luôn nhiệt thành với đạo và có lòng khiêm nhường, tôn kính các đấng; luôn hết lòng phục vụ anh em vì đạo, sẵn sàng đưa đón các cha đi làm các phép. Khi có sắc lệnh cấm đạo, ngài chẳng hề sợ hãi, mà còn lo liệu cho các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Kẻ Trình chỗ ở an toàn, đón cha Martinô Thịnh về ở nhà cháu mình là anh Chiền.

    75. H: Thánh Gioan Baotixita Cỏn bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Ngày 30/05/1840, tổng đốc Trịnh Quang Khanh đem quân bủa vây làng Kẻ Báng. Sau 3 ngày lục soát, quân lính bắt được thánh Gioan Baotixita Cỏn vì tội đón tiếp cha Martinô Thịnh vào ở nhà mình.

    Khi bị giam ở Nam Định, thánh Gioan Baotixita Cỏn và những người khác bị quân lính dụ dỗ, tra tấn, đánh đập dã man buộc phải quá khóa. Hai mươi giáo dân không chịu nổi đành quá khóa, nhưng thánh Gioan Baotixita Cỏn vẫn luôn kiên vững. Bất lực trước tinh thần sắt đá, quan đành kết án trảm quyết ngài vì tội “không chịu bỏ đạo”.

    Sáng ngày 08/11/1840, thánh Gioan Baotixita Cỏn bị giải ra pháp trường Bảy Mẫu – Nam Định. Sau khi ngài quỳ xuống cầu nguyện ít phút, tên lý hình vung đao chém xuống cổ ngài, kết thúc cuộc đời trần thế của vị anh hùng đức tin.

    76. H: Thánh Gioan Baotixita Cỏn đón nhận phúc tử đạo trong hoàn cảnh nào?

    T: Năm 1836, vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm đạo truyền xử tử tất cả các đạo trưởng Tây cũng như Nam trên toàn quốc, mở đầu giai đoạn bách hại đạo gắt gao nhất trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Chính trong giai đoạn này thánh Gioan Baotixita Cỏn bị bắt và đón nhận phúc tử đạo.

    77. H: Thánh tích của thánh Gioan Baotixita Cỏn ngày nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Sau khi chịu phúc tử đạo, giáo dân làng Kẻ Báng, đem thi hài thánh Gioan Baotixita Cỏn về an táng. Hài cốt của thánh nhân được giáo xứ Xuân Bảng lưu giữ trong nhà thờ cho đến ngày nay.

     

    12. THÁNH MARTINÔ THỌ

    78. H: Thánh Martinô Thọ sinh sống ở đâu?

    T: Thánh Martinô Thọ sinh năm 1787 tại giáo xứ Kẻ Báng, nay là xứ Xuân Bảng, tỉnh Nam Định. Lúc đầu, người ta gọi ngài là Huy, tên của người con trai cả, đến khi sinh người con thứ 9, mọi người gọi ngài theo tên con là Thọ.

    79. H: Thánh Martinô Thọ là người thế nào?

    T: Thánh Martinô Thọ là người giáo dân đạo đức, sốt sáng, chẳng bỏ kinh tối sáng bao giờ, đặc biệt coi trọng công bằng, bác ái, luôn sống chan hòa, yêu thương mọi người, nhất là những người nghèo khó. Đối với các cha, các thầy, thánh Martinô Thọ hết lòng kính mến, và sẵn sàng giúp đỡ. Trong những năm đạo bị cấm cách bách hại, thánh Martinô Thọ đã nhận nhà xứ, nhà thầy làm nhà mình, trang bị trong nhà một nơi kín đáo để giấu các đồ thờ phượng, đào hầm bí mật để các cha lẩn trốn. Đức tin, lòng nhiệt thành với đạo Chúa làm thánh Martinô Thọ luôn khao khát được phúc trọng tử đạo.

    80. H: Thánh Martinô Thọ bị bắt và chịu tử đạo thế nào?

    T: Ngày 30/05/1840, tổng đốc Trịnh Quang Khanh đem quân bủa vây làng Kẻ Báng. Sau 3 ngày lục soát, đào bới tung khắp làng, quân lính đã bắt thánh Martinô Thọ vì tội che giấu cha Ngân và cha Nghi trong nhà mình.

    Khi bị giam ở Nam Định, thánh Martinô Thọ và những người khác bị quan quân dụ dỗ, tra tấn, đánh đập dã man buộc phải quá khóa. Hai mươi người không chịu nổi đành bỏ đạo, còn thánh Martinô Thọ một lòng trung thành với đạo Chúa. Ngài coi gông xiềng, roi đòn tra tấn là cánh để bay lên thiên đàng. Bất lực trước sự son sắt, quan đành kết án trảm quyết thánh Martinô Thọ vì tội không chịu quá khóa.

    Sáng ngày 08/11/1840, thánh Martinô Thọ bị giải ra pháp trường Bảy Mẫu cùng với cha thánh Ngân, cha thánh Nghi, cha thánh Thịnh và thánh Gioan Batixita Cỏn. Sau khi ngài quỳ xuống cầu nguyện ít phút, lý hình đã vung đao chém xuống cổ ngài, kết thúc cuộc đời trần thế của vị anh hùng đức tin.

     

    13. THÁNH THÊ-Ô-PHAN VÊ-NA VEN

    81. H: Thánh Ven là ai?

    T: Thánh Ven tên thật là Thê-ô-phan Vê-na. Ngài sinh ngày 21 tháng 11 năm 1829 tại nước Pháp. Ngài chịu chức linh mục năm 1851 và lên đường tới Hồng Kông rồi tới Vĩnh Trị ngày 13/7/1854. Khi bị cấm đạo, cha thường phải ở ẩn những nơi như Vĩnh Trị, Dòng Mến Thánh Giá Bút Đông, Kẻ Bèo, Kẻ Đầm, Hoàng Nguyên … Cha bị bắt tại Kẻ Bèo ngày 30/11/1860 và bị xử trảm vì không chịu bỏ đạo tại Hà Nội ngày 02/02/1861.

    82. H: Thánh Ven bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Cha thánh Ven tới địa phận Tây Đàng Ngoài đương lúc đạo Chúa đang bị bách hại dữ dội nên cha phải đi trốn tránh nhiều nơi. Cha là người ốm yếu mà nhiều khi phải ở trốn trong vách kép hay dưới hầm nhỏ hẹp lâu ngày. Cha Ven bị bắt khi đang làm tuần đại phúc ở xứ Kẻ Bèo. Cha bị nhốt vào cũi và đưa về giam tại Hà Nội. Sau 2 tháng bị giam, cha bị đưa ra pháp trường, đi qua Cửa Bắc, Hàng Đậu, tới bờ sông Hồng, cha bị xử trảm tại đây. Thủ cấp của ngài được an táng tại Kẻ Trừ, tức xứ Từ Châu và còn ở đó tới ngày nay. Thi hài của cha được an táng tại nơi xử, sau đó được cải táng đưa về xứ Đồng Trì và sau cùng được chuyển về Pháp năm 1895.

    83. H: Đâu là nhân đức nổi bật của thánh Ven?

    T: Thánh Ven là người có lòng ao ước mong được nên thánh. Ngay từ bé, ngài đã chuyên chăm đọc truyện các thánh, nhất là các thánh tử đạo và kính viếng di tích các đấng tử đạo. Khi đi học, ngài làm gương thánh thiện cho các bạn. Khi đã chịu chức linh mục, mặc dù yếu sức nhưng ngài sẵn sàng đi đến miền xa xôi khó khăn để giảng đạo Chúa, say mê cứu vớt các linh hồn. Ngài nói: “Phần thầy, thà chết chẳng thà để người ta chết mà không được ăn mày các phép”.

    84. H: Thánh Ven được tôn kính như thế nào?

    T: Năm 1879, cha được tôn phong bậc đáng kính. Năm 1909 cha được tôn phong lên bậc Chân Phước. Và năm 1988 cha được tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Ngày nay ở Dòng Mến Thánh Giá Bút Đông, xứ Bích Trì, xứ Đồng Trì, xứ Từ Châu có đền thờ Ngài và cử hành lễ mừng Ngài long trọng vào ngày 02 tháng 02 hàng năm. 

     

    14. THÁNH PHAOLÔ LÊ BẢO TỊNH

    85. H: Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh là ai?

    T: Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh sinh năm 1793 tại làng Trinh Hà, thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ngài đi tu từ năm 12 tuổi. Năm 17 tuổi, ngài đã dạy học ở chủng viện Kẻ Vĩnh. Ngài đi nhiều nơi, từng tu rừng, sang Macao, sang Lào giảng đạo. Năm 1849, lúc 56 tuổi ngài chịu chức linh mục và làm bề trên chủng viện Kẻ Vĩnh. Năm 1857, ngài bị bắt tại Vĩnh Trị và bị xử trảm vì tội không chịu bỏ đạo.

    86. H: Thánh Phaolô Tịnh đã phải chịu khốn khó vì đạo như thế nào?

    T: Cha bị bắt lần thứ nhất tại làng Thạch Tổ thuộc xứ Bích Trì. Ngài bị giam 7 năm ở Hà Nội. Thời gian này, ngài bị tra tấn dữ dội nhiều lần để ép ngài bước qua thập giá, nhưng ngài đã kiên trung giữ đạo. Sau đó, ngài bị lưu đầy vào trong tỉnh Phú Yên một năm thì được tha về. Năm ngài 65 tuổi, ngài bị bắt tại Kẻ Vĩnh và bị giam tại Nam Định 38 ngày. Ngày 6 tháng 4 năm 1857 ngài bị xử trảm tại pháp trường Bảy Mẫu - Nam Định.

    87. H: Đâu là những đức tính nổi bật của thánh Phaolô Tịnh?

    T: Cha thánh Tịnh là người có đời sống nhiệm nhặt khắc khổ. Cha thích đời sống tu rừng và đã đi tu ở trong rừng một năm, nhưng vì vâng lời bề trên nên cha đã trở về nhà trường. Cha thánh rất có lòng thương người, nhất là các học trò của mình. Cha rất thẳng tính nhưng sống hài hòa với mọi người. Trước khi chịu tử đạo, cha đã viết thư cho các học trò “khi cha chết, cha có được phần nào trước mặt Đức Chúa Trời thì cha chẳng quên chúng con đâu”. Cha là linh mục đạo đức thánh thiện và đầy khôn ngoan. Đức Cha Liêu khen cha là người đạo đức sốt sắng và khôn ngoan thông thái nhất trong số các cha người Việt thời ấy. 

    88. H: Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh được tôn kính thế nào? 

    T: Năm 1879, ngài được nhận vào bậc Đáng Kính; năm 1909, ngài được tôn phong lên bậc Chân Phước; và năm 1988 ngài được tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Ngày nay, hài cốt của ngài còn lưu tại Sở Kiện và Trinh Hà. Mọi người, nhất là các chủng sinh, thường đọc hai lá thư của ngài viết ở trong tù gửi cho các chủng sinh Kẻ Vĩnh năm xưa, để lắng nghe điều ngài chỉ bảo đàng lành.

     

    15. THÁNH PHÊRÔ TRƯƠNG VĂN THI

    89. H: Thánh Phêrô Thi là ai?

    T: Thánh Phêrô Thi sinh năm 1763 tại Sở Kiện, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngài đi tu từ năm 12 tuổi. Năm 43 tuổi, ngài chịu chức linh mục và đi coi xứ Sông Chảy, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Năm 70 tuổi, ngài được cử về coi xứ Kẻ Sông, thuộc tỉnh Hà Nam. Năm 76 tuổi ngài bị bắt và bị giam ở Hà Nội. Ngài chịu tử đạo năm 1839.

    90. H: Thánh Phêrô Thi chịu tử đạo thế nào?

    T: Thánh Phêrô Thi bị bắt cùng với cha Dũng Lạc tại xứ Kẻ Sông năm 1839. Lúc ấy, cha đã 76 tuổi. Cha bị giam tại Hà Nội, mặc dù không bị đánh đập nhiều vì tuổi ngài đã cao nhưng nhiều lần ngài bị quan ép phải bước qua thập giá. Cha quyết một lòng giữ vững đức tin và ăn chay cầu nguyện rất nhiều trong ngục tù. Cha bị xử trảm tại Ô Cầu Giấy ngày 21 tháng 12 năm 1839.

    91. H: Thánh Phêrô Thi được các tín hữu biết đến như thế nào?

    T: Ngài nổi tiếng với nhân đức khác thường. Bổn đạo xứ Sông Chảy đã làm chứng về cha rằng: “Cha xứ chúng tôi nhân đức khác thường, mỗi ngày cha đọc kinh nhiều lắm, cha dâng lễ nghiêm trang. Tuy ốm đau, bị sốt rét, ngã nước, đau bụng kinh niên, nhưng cha ăn uống rất thanh đạm, ăn chay các ngày thứ sáu quanh năm”. Ngài đã để lại cho hậu thế tấm gương hy sinh, hãm mình, khắc khổ và lòng can đảm hy sinh chịu chết vì đạo Chúa. 

     

    16. THÁNH PHÊ RÔ TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG

    92. H: Thánh Phêrô Trương Văn Đường là ai?

    T: Thánh Phêrô Trương Văn Đường sinh năm 1808, ở làng Kẻ Sở, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ngài dâng mình trong nhà Đức Chúa Trời từ bé. Năm 26 tuổi, ngài nhận chức Kẻ Giảng và đi giúp xứ Bầu Nọ ở Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Năm 29 tuổi, ngài bị bắt ở Bầu Nọ và bị xử giảo tại Sơn Tây năm 1838.

    93. H: Thánh Phêrô Trương Văn Đường chịu tử đạo thế nào?

    T: Thánh Phêrô Trương Văn Đường bị bắt cùng với thánh Mỹ và thánh Truật. Ngài bị đưa về giam tại Sơn Tây và bị tra tấn nhiều lần, phải mang gông xiềng suốt ngày đêm, có khi bị đánh tới 80 roi, nhưng ngài vẫn không chịu bước qua thập giá. Ngài nói: “Liều mình bỏ đạo cho được thong dong và được sống ít lâu ở dưới thế này thì là liều mình mất linh hồn và xác đời đời”. Ngài bị xử giảo tại Sơn Tây ngày 18 tháng 12 năm 1838.  

     

    17. THÁNH PHAOLÔ NGUYỄN HUY MỸ

    94. H: Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ là ai? 

    T: Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ sinh tại làng Kẻ Non, còn gọi là Sơn Nga, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, trong một gia đình đạo hạnh. Năm 19 tuổi, ngài gia nhập chủng viện Kẻ Vĩnh và sau khi học xong chương trình, ngài được gửi tới giúp xứ Bầu Nọ ở tỉnh Phú Thọ. Ngài bị bắt ở đó và bị xử giảo vì tội không chịu bỏ đạo năm 40 tuổi. 

    95. H: Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ chịu tử đạo thế nào?

    T: Năm 1837, ngài bị bắt tại xứ Bầu Nọ rồi giải về Sơn Tây. Tại đó, ngài bị tra tấn dữ dội, quân lính lấy thừng buộc chân tay căng ra 4 cọc rồi dùng cả nắm roi mây để đánh. Ngài bị giam ở ngục thất 14 tháng. Ngài kể: “Chúng tôi phải gông cùm, xiềng xích nơi chật hẹp, lính canh ngược đãi, không khí ẩm thấp, hôi hám, ruồi muỗi tha hồ cắn, những vết thương nhức nhối đau buốt”. Ngày 18 tháng 12 năm 1838, ngài bị điệu ra pháp trường và bị xiết cổ cho đến chết.

    96. H: Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ để lại cho ta mẫu gương gì?

    T: Thánh Phaolô Nguyễn Văn Mỹ để lại cho chúng ta mẫu gương về lòng gắn bó với Chúa. Mặc dù bị đòn roi khổ sở, nhưng ngài vẫn một lòng giữ đạo. Ngài có lòng nhẫn nại chịu đựng gian khổ vì Chúa Giêsu. Ngài nói: “Giữ đức nhịn nhục và chịu khó bằng lòng là thuốc tốt hơn, vì sự ấy làm cho mình được thêm công trước mặt Đức Chúa Lời. Và dù các quan đánh hay làm khổ thể nào chẳng có bao giờ dám kêu điều gì, một bằng lòng chịu cả vì Chúa chúng tôi”.

     

    18. THÁNH LUCA VŨ BÁ LOAN

    97. H: Thánh Luca Vũ Bá Loan là ai?

    T: Thánh Luca Vũ Bá Loan sinh năm 1756 ở họ Bút Quai, thuộc xứ Bút Đông. Sau khi thụ phong linh mục, cha thánh Loan đến giúp xứ Nam Sang sáu tháng, rồi về giúp cha già Liêm xứ Kẻ Vồi. Năm 1828, khi Đức cha Longer Gia chia xứ Kẻ Vồi làm hai thì ngài nhận xứ mới là Kẻ Sổ (Phú Mỹ) cho đến ngày bị bắt. 

    98. H: Thánh Luca Vũ Bá Loan đã bị bắt và chịu tử đạo như thế nào?

    T: Khi đi làm phúc tại họ Kẻ Chuôn (Chuyên Mỹ), ngài bị bắt và bị đòi chuộc tiền rất nặng. Hôm đó là ngày 10 tháng 1 năm 1840. Nhưng rồi chuyện đến tai quan trên, Ngài bị giải về huyện Phú Xuyên. Mười lăm ngày sau, ngài bị điệu về Hà Nội. Vì già yếu, ngài được đối xử tử tế, nhưng cũng phải chịu mấy lần tra tấn và dụ dỗ bỏ đạo. Là vị chủ chăn, ngài luôn luôn giữ vững đức tin và ước ao phúc tử đạo. Triều đình chuẩn y và gửi trả bản án về tỉnh. Mãi chiều ngày 04 tháng 6 năm 1840, bản án tử hình mới tới Hà Nội. Sáng hôm sau, tức ngày 05 tháng 6 năm 1840, ngài bị điệu đi xử trảm ở Ô Cầu Giấy.

    99. H: Đâu là gương nhân đức và chứng nhân nổi bật của cha thánh Loan?

    T: Trong nhiệm vụ linh mục, những người biết cha đều học được nơi cha một mẫu gương sáng ngời về các nhân đức, đặc biệt là lòng yêu mến Chúa, nhiệt tâm phục vụ các linh hồn và nếp sống thanh bạch. Khi cầu nguyện, cha như xuất thần, quên hết mọi chuyện chung quanh. Cha muốn sống nghèo khó theo gương Đức Giêsu. Áo quần, cha mặc cho đến sờn rách, vá trên vá dưới mới chịu dùng cái khác. Ăn uống, cha chọn những thứ bình dân như người trong xứ. Đức cha Jeantet Khiêm ca tụng cha rằng: "Thày xét các việc cha Loan làm từ khi chịu chức linh mục đến ngày tử đạo, thày thấy có lẽ trong số linh mục Việt Nam từ trước đến nay không ai sánh bằng".

    100. H: Thánh Luca Loan đã chịu chết trong hoàn cảnh xã hội thế nào?

    T: Thánh Luca Vũ Bá Loan, vị niên trưởng trong số 117 thánh Tử Đạo Việt Nam (84 tuổi), là một trong những bằng chứng cụ thể nhất về sự phi lý của các bản án tử đạo. Vì theo luật nước không được xử kẻ ngoài 60 tuổi, nên quan đã rút tuổi ngài đi mà làm án xử trảm quyết. Ngài đã bị giết chỉ do án lệnh của triều đình, thời vua Minh Mạng, trong khi tại địa phương, mọi người đều kính yêu vị linh mục 84 tuổi, râu dài, tóc bạc, hiền lành, đôn hậu. 

    101. H: Thánh tích của thánh Luca Loan ngày nay được lưu giữ ở đâu?

    T: Sau khi được phúc tử đạo, thi hài của ngài được an táng tại Chuôn Trung, thuộc xứ Chuyên Mỹ, Phú Xuyên, Hà Nội. Ngày nay, hài cốt của thánh nhân còn được lưu giữ tại giáo xứ Phú Mỹ, thuộc hạt Phú Xuyên.

     

    19. THÁNH MICAE NGUYỄN HUY MỸ

    102. H: Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ là ai?

    T: Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ sinh năm 1804, nguyên quán ở Đại Đăng, tỉnh Ninh Bình. Thánh Mỹ mồ côi cha mẹ từ thiếu thời, rồi đến lập nghiệp tại làng Kẻ Vĩnh. Năm 20 tuổi, ngài kết duyên với cô Maria Mến (Miều), con gái ông trùm Antôn Nguyễn Đích. Ngài sinh được tám người con đạo hạnh, khiến hết thảy dân làng đều mến phục kính nể. Họ đồng thanh thỉnh ngài làm chánh tổng, nhưng ngài từ chối. Sau cùng vì vâng lời Đức cha Havard Du, để trợ giúp chủng viện và giúp đỡ giáo dân trong thời cấm đạo, ngài nhận chức Lý trưởng.

    103. H: Gương mẫu sống đức tin của Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ là gì?

    T: Làm Lý trưởng, ngài tỏ ra là người liêm khiết, công bằng chính trực. Với những người vướng mắc tệ đoan xã hội, ngài khuyên răn, sửa trị nghiêm minh. Lo cho gia đình thế nào, ngài cũng chăm sóc làng xã như vậy. Mỗi tối, ngài thường đọc kinh chung với phu tuần trước khi thi hành công tác. Ngài khuyên nhủ người khô đạo, giúp đỡ người nghèo khổ, tạo điều kiện cho họ năng nhận các bí tích, tu thân sửa lỗi, để họ trở thành người giáo hữu tốt lành và người công dân lương thiện. Hàng tổng vẫn lấy làng Kẻ Vĩnh ra làm gương cho các làng khác.

    104. H: Thánh Nguyễn Huy Mỹ bị bắt như thế nào?

    T: Ngày 02 tháng 07 năm 1838, quan Tổng đốc chỉ huy cuộc bao vây làng Kẻ Vĩnh, ông Lý Mỹ thưa với nhạc phụ: “Cha con ta đồng sinh tử với nhau, việc Chúa quan phòng đã đến rồi, xin cha đừng hãi sợ chi”. Nói xong, ông ra đón quan Tổng đốc tại đình làng, quan truyền các giáo hữu và linh mục phải ra trình diện, nếu không Lý trưởng phải làm tờ cam đoan. Ông viết: Lý trưởng Nguyễn Huy Mỹ làm tờ cam đoan: làng chúng tôi không có đạo trưởng, cùng các đồ quốc cấm, nếu khai man tôi xin nộp mạng cả gia đình tôi”.

    Tờ cam đoan chưa ráo mực thì quân lính đã dẫn linh mục Giacôbê Mai Năm đến. Quan ngạc nhiên hỏi phải xử thế nào? Ông thưa: “Thưa quan lớn, quan thương thì chúng tôi xin tạ ơn, bằng không tôi xin nộp đầu chịu tội”. Bấy giờ, quan truyền đánh ông Lý 40 roi, rồi đóng gông giải ra tỉnh cùng với linh mục Mai Năm và ông trùm Nguyễn Đích.

    104. H: Thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ chịu tử đạo như thế nào?

    T: Suốt một tháng trời, quan vừa hành hạ vừa khuyên dụ ông Lý Mỹ bước qua Thánh Giá, nhưng không thành công. Mặc dù phải chịu những trận đòn tan xương nát thịt, chịu gông cùm, xiềng xích nặng nề đau buốt thịt xương, vị chứng nhân Chúa Kitô vẫn một lòng kiên trung với đức tin. Ngày 12 tháng 08 năm 1838, được tin vua Minh Mạng đã châu phê y như án nghị, cả ba tông đồ Chúa vui mừng hớn hở chuẩn bị tâm hồn lãnh Bí tích Giải tội và rước Mình Thánh Chúa cách sốt sáng. Đến pháp trường Bảy Mẫu, ba vị chứng nhân quỳ xuống cầu nguyện một lúc. Thánh nhân xin xử cha Giacôbê Mai Năm và ông Antôn Nguyễn Đích trước, quan chấp thuận. Ngài bị chém sau cùng.

    Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ngài lên hàng Chân Phước ngày 27 tháng 05 năm 1900. Ngày 19 tháng 06 năm 1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển Thánh.

     

    PHẦN III

    CỬ HÀNH VÀ CHỨNG TÁ TRONG NĂM THÁNH

    106. H: Năm thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được khai mạc và kết thúc khi nào?

    T: Năm Thánh mừng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được khai mạc ngày 19 tháng 6 năm 2018 và bế mạc ngày 24 tháng 11 năm 2018.

    107. H: Những địa điểm nào, Hội đồng giám mục ấn định cử hành Năm Thánh?

    T: Trong mỗi giáo tỉnh, Hội đồng giám mục ấn định một trung tâm hành hương: Vương cung thánh đường Sở Kiện (Giáo tỉnh Hà Nội); Trung tâm hành hương Thánh Mẫu La Vang (Giáo tỉnh Huế); và Trung tâm hành hương Ba Giồng, thuộc Giáo phận Mỹ Tho (Giáo tỉnh Sài Gòn).

    108. H: Tổng Giáo phận Hà Nội đã chỉ định nơi nào là địa điểm hành hương trong Năm Thánh? 

    T: Trong Tổng Giáo phận Hà Nội, Đức Hồng Y Phêrô - Tổng Giám mục Tổng Giáo phận đã chỉ định chọn Vương cung thánh đường Sở Kiện và Trung tâm hành hương Bằng Sở làm địa điểm hành hương trong Năm Thánh. 

    109. H: Cùng với việc hành hương, Giáo Hội khuyến khích chúng ta làm những việc gì trong Năm Thánh?

    T: Giáo Hội khuyến khích chúng ta:

    - Làm việc bác ái tông đồ: thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật… là hành hương về với Đức Kitô (x. Mt 25, 34-35).

    - Làm việc sám hối hy sinh: hạn chế sử dụng và giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết, để giúp đỡ người nghèo và các công trình tôn giáo và xã hội, cùng tham gia những việc có ích cho cộng đồng.

    110. H: Hội đồng giám mục Việt Nam mời gọi tín hữu chiêm ngắm và học hỏi gương sống đức tin của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam giúp chúng ta điều gì?

    T: Việc học hỏi này giúp chúng ta hiểu biết hơn về lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam và các thánh tử đạo, đồng thời thúc đẩy chúng ta noi gương sống của các ngài, cũng như khuyến khích tổ chức những buổi thuyết trình và thảo luận về các thánh tử đạo, nhằm giúp mọi người hiểu biết, yêu mến và theo gương các ngài mà làm chứng cho Chúa.

    111. H: Năm Thánh 2018 nhắc nhở chúng ta sống tinh thần tử đạo trong môi trường hiện nay thế nào?

    T: Bằng cái chết của mình, Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã làm chứng trước mặt vua chúa, quan quyền và mọi người rằng: Nước Trời là “kho tàng chôn giấu trong ruộng” và là “ngọc quý vô giá” nên khi tìm được, các ngài sẵn sàng bán tất cả những gì mình có, kể cả mạng sống, để “mua thửa ruộng và ngọc quý đó” (x. Mt 13, 44-46). Ngày nay, các Kitô hữu được kêu gọi sống tinh thần hy sinh, từ bỏ theo bậc sống của mình để làm chứng cho Chúa và Tin Mừng Nước Trời.

    112. H: Các gia đình công giáo được mời gọi làm những việc cụ thể nào?

    T: Các gia đình công giáo được mời gọi từ bỏ những ham muốn bất chính và tính toán ích kỷ, để làm chứng rằng: Tin Mừng về hôn nhân công giáo là nẻo đường hạnh phúc. Đức Piô XII đã dạy: “Trong một gia đình nào mà người chồng biết quên mình đi để nghĩ đến vợ và các con, người mẹ quên mình đi để nghĩ đến chồng và các con, các con quên mình đi để nghĩ đến cha mẹ và anh chị em, gia đình đó là Thiên đàng”. Gia đình đó là phản ảnh của Thiên Chúa Ba ngôi. 

    113. H: Các anh chị em sống đời thánh hiến được mời gọi làm chứng tá thế nào?

    T: Các anh chị em sống đời thánh hiến được mời gọi hãy từ bỏ những ham muốn tự nhiên để sống trọn vẹn theo các lời khuyên Phúc Âm, làm chứng cho Nước Trời là giá trị tuyệt đối và kho tàng vô giá. Qua đó, chúng ta có thể góp phần “tỉnh thức thế giới” theo như lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

    114. H: Các linh mục được mời gọi làm chứng và thi hành bổn phận như thế nào?

    T: Các linh mục được mời gọi hãy trung thành với lời thề hứa khi chịu chức, tận tụy thi hành bổn phận đã được trao phó cách khiêm tốn và cậy trông, làm chứng cho Chúa Giêsu Mục Tử là trở nên người mục tử nhân lành, dám “hiến mạng sống cho đoàn chiên” (Ga 10,15), và hăng say rao giảng Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh.

    115. H: Là người tín hữu Việt Nam, chúng ta cầu xin Chúa điều gì qua lời chuyển cầu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam?

    T: Chúng ta cầu xin Các Thánh Tử Đạo Việt Nam dâng lời cầu nguyện và mọi việc lành của chúng ta lên Thiên Chúa, giúp chúng ta sống Năm Thánh cách tốt đẹp nhất và nguyện xin được hưởng trọn vẹn những ơn ích thiêng liêng mà Năm Thánh đem lại, cũng như biết dùng ơn Chúa ban để hăng hái phụng sự Chúa, phục vụ đồng loại và tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng trên quê hương đất nước chúng ta.

     

    PHẦN KINH

    116. Kinh cầu xin cùng các Thánh Tử Đạo nước Việt Nam

    Kính lạy các Thánh Tử Đạo nước Việt Nam, ơn Chúa thương đã được sức mạnh đổ máu mình ra vì lòng kính mến Đức Chúa Giêsu. Xin nhớ đến chúng con đang phải chiến trận ở chốn khách đầy này! 

    Chúng con hết lòng tạ ơn Chúa nhân lành vô cùng, ban cho các Thánh thắng trận sáng láng dường ấy. Nay chúng con mừng các Thánh đã được chầu chực Đức Chúa Trời trên các tầng trời, xin các Thánh hợp một lòng cùng Rất Thánh Đồng Trinh Maria là Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, mà cầu bầu trước mặt Đức Chúa Trời, xin Người đoái thương Hội Thánh còn đang phải kẻ dữ thù ghét cấm cách nhiều nơi. 

    Xin bênh vực ban ơn cho đạo thánh Đức Chúa Trời một ngày một sáng ra trong các nước chưa có đạo, cho kẻ còn ngồi nơi tối tăm và kẻ chết phần linh hồn được biết Chúa thật. Chúng con ngợi khen các Thánh Tử Đạo, cùng xin cầu bầu cho chúng con và anh em họ hàng được mọi sự chúng con thiếu thốn phần hồn phần xác, cho chúng con được vững lòng giữ Đạo Thánh Đức Chúa Giêsu cho đến chết, mà nếu chúng con chẳng đáng được phúc Tử vì Đạo thì xin cho chúng con được giữ nghĩa cùng Đức Chúa Trời, và kính mến Người cho đến trọn đời. Amen.

    117. Kinh các Thánh Tử Đạo

    Lạy ơn Đức Chúa Trời lòng lành vô cùng đã đoái thương nước Việt Nam ban cho anh em chúng con được phúc tử đạo, xin Chúa vì công nghiệp ông (bà) thánh… nghe lời chúng con cầu xin cho được mọi sự lành và ban ơn cho chúng con được bắt chước ông (bà) thánh…làm sáng danh Chúa ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng hưởng phúc đời đời. Amen.

     

    Tag:

    2020-11-24