Thánh Tôma Becket sinh ra tại Luân Đôn năm 1118. Cha Ngài, ông Gibert Becket, là một hiệp sĩ người Normandy, đã trở thành thương gia giàu có ở Luân Đôn. Mẹ Ngài cũng là người Normandy. Ngài có ít là hai chị em mà một người sau này làm tu viện trưởng Barking. Ngài thừa hưởng từ người mẹ lòng đạo đức, lòng sùng kính Đức Mẹ và lòng quảng đại đối với người nghèo khó. Từ người cha, Tôma Becket thừa hưởng một tính khí kiêu hùng và cương quyết. Dáng người cao ráo, đẹp trai, hấp dẫn và thông minh. Sau khi theo học tại Oxford, Đức Tổng Giám mục Cantebury là Thaobald đã triệu mời Ngài làm quản trị, lo những chuyện liên hệ với Rôma. Tôma Becket đã kể ra đáng kể đến nỗi vua Henri II đã đặt Ngài làm chưởng ấn của vương quốc. Ngài thường khoe khoang, ngựa giòng chim ưng, chó quí là bạn thân của Ngài. Bù lại sự xa hoa này, Ngài đã tỏ ra quảng đại nhiều với những hy sinh thầm kín. Ngài cũng rất hiếu chiến và dùng đến các quyền hạn của hoàng tử mình, Ngài đã tỏ ra có giá trong một trận chiến gần Toulouse. Ngài còn tự lượng sức trong một trận chiến đấu đơn với một hiệp sĩ danh tiếng người Pháp.
Tổng Giám mục Theobald qua đời, và Tôma Becket được chọn làm kế vị bất kể sự chống đối hàng giáo sĩ khi thấy “một người thế tục và ồn ào như vậy” được đưa lên tòa giám mục. Trong khi đó, Tôma Becket đã tiên báo cho nhà vua biết rằng:
- "Thưa Ngài, nếu Chúa cho phép tôi làm Tổng Giám mục Canterbury, tôi sẽ hết được Ngài sủng ái. Ngài sẽ đòi tôi nhiều điều, và Ngài đã làm nhiều điều chống lại Giáo Hội mà tôi sẽ không thể chịu nổi. Tình cảm của Ngài sẽ sớm đổi thành thù hận không chấm dứt nổi".
Nhưng nhà vua vẫn muốn thấy Ngài lên ngai Giám mục. Ngày 3 tháng sáu năm 1162, Tôma Becket đã thụ phong linh mục và ngày hôm sau được tấn phong Giám mục. Kẻ nô bộc của các hoàng tử đã trở thành nộ bộc của Giáo Hội, và chỉ còn muốn giữ vẻ xa hoa bên ngoài, Ngài trở nên khiêm tốn hơn, mặc áo nhặm, tha thiết yêu thương kẻ nghèo và xa cách đối với người giàu. Những nhưng điều lo ngại của thánh nhân không tự biện minh mãi được. Vua Henri II bóp nghẹt sự tự do của các tác viên Giáo Hội, muốn bắt chàng giáo sĩ nước Anh phải phục thẩm quyền các tòa án hoàng gia, tước đoạt kho tàng của dân nghèo. Trước ý muốn của nhà vua, các vị giám mục ngập ngừng, nhiều vị khứng chịu. Nhưng Tổng Giám mục Canterbury không để mình bị quyến rũ. Tức giận, nhà vua triệu vời các Giám mục vương quốc lại. Trong căn phòng tụ họp, hiện ra những con người mang khí giới như sẵn sàng tiêu diệt các Ngài. Các Giám mục và các lãnh Chúa kinh hoàng khấn nài xin vị giáo chủ nhượng bộ. Để cứu những người chung quanh, Tôma Becket như nửa ưng thuận, đã xin hoãn lại để nghiên cứu vấn đề. Ngài viết thư cho Đức Thánh Cha xin phán định. Đức Thánh Cha đã kết án tất cả những ai đã phát thệ. Thế là Tôma Becket đã rút lại lời một cách cao thượng. Nhà vua bắt bớ Ngài. Đáp lại các lời tố cáo, Ngài tỏ ra cương quyết và luôn giữ được tâm hồn thanh thản. Thất vọng nhà vua hô hoán:
- “Hoặc là ta mất ngôi, hoặc là con người ấy không còn là Tổng Giám mục nữa”.
Các hiệp sĩ gọi Ngài là kẻ bội phản. Tôma Becket đã trả lời cho một người trong bọn họ:
- “Nếu đôi tay này không phải là đôi tay của một linh mục thì ông phải biết”.
Trong một công đồng ở Nerthampton năm 1164, Ngài lại tỏ ra chống đối và khi bị đe dọa đếng mạng sống hoặc tù tội. Một đêm kia, Ngài đã tàng hình để thoát thân. Lang thang nhiều ngày, Ngài tới bờ biển và được một thuyền đánh cá tiếp nhận Ngài đang lúc mệt nhọc đến đứt hơi và đưa qua Pháp.
Vua Luy VII đã hân hạnh tiếp đón vị Tổng Giám mục Caterbury, ông nói:
- “Nước Pháp có thói quen nuôi dưỡng và bảo vệ những người chịu đau khổ, nhất là những người bị lưu đày vì công chính”.
Vị giáo chủ lưu ngụ tại tu viện Pontiguy và tăng gấp nếp sống khắc khổ, đến nỗi có thể nói được đây là cuộc “Hoán cải thứ nhì, từ đạo đức tới thánh thiện”. Ngài có giờ để cầu nguyện và suy gẫm. Ngài tuân theo luật và nếp sống của tu viện. Dầy vậy cuộc trả thù của nhà vua vẫn tiếp tục. Cha mẹ và bạn hữu Ngài bị tước hết tài sản, bị trục xuất tới số 400 người. Họ buộc lòng phải đến với Ngài, làm thành một đoàn người đáng thương. Tôma Becket rất nhiệt thành năng đỡ người nghèo. Lần này bất lực vì không thể giúp đỡ được những người thân yêu nhất đang bị khổ cực vì mình. Sau cùng, vua Henri loan báo là sẽ tiêu diệt mọi nhà dòng Xitô, nếu một nhà dòng Xitô nào còn tiếp tục dung dưỡng Ngài. Tôma Becket liền đến một nữ tu viện Bênêđictô ở Sens. Những năm tháng đau khổ và trơ trọi nối tiếp nhau.
Trong khi đó, nhà vua bị Đức Thánh Cha đe dọa, tỏ ra muốn giao hòa với vị Tổng Giám mục vào những tháng cuối cùng năm 1169. Một thứ hòa hoãn chẳng dễ gì. Nhưng vị giáo chủ đã nói với những người muốn ngăn cuộc hồi hương của mình rằng:
- “Dù có biết chắc mình sẽ bị chặt thành trăm mảnh, tôi vẫn trở về. Đã sáu năm rồi, đoàn chiên của tôi vắng bóng chủ chăn”.
Ngài tạo thêm nhiều thù địch khi đưa ra những sắc lệnh huyền chức những vị Giám mục muốn chống đối lại Ngài. Khi tới Canterbury, dân chúng chen lẫn nhau giữa những khúc thánh ca và những hồi chuông đổ dồn để đến lãnh phép lành của Ngài. Những lời đầu tiên Ngài nói trên tòa giảng là :
- “Tôi đã tới để chịu chết giữa anh em”.
Nhà vua tức giận với cuộc trở về khải hoàn này của Tôma Becket, một con người không thể lay chuyển trong mọi việc bảo vệ những quyền tự do của Giáo Hội. Người ta nghe thấy vua Henri kêu lớn:
- “Không có được lấy một người trong số những kẻ hèn ta nuôi dưỡng đây gỡ cho chúng ta người giáo sĩ ngạo mạn này sao?”
Khi ấy có bốn hiệp sĩ đi Canterbury. Họ gặp vị giáo chủ trong căn phòng gần nhà thờ chính tòa với các linh mục và tu sĩ. Họ nhục mạ Ngài, nhưng Ngài nói:
- “Đừng mất thời gian đe dọa tôi. Để sát cánh chiến đấu, các người sẽ thấy tôi luôn luôn ở trong trận chiến của Chúa”.
Các hiệp sĩ hùng hổ đi ra. Các giáo sĩ trách Ngài làm cho họ phải chết. Tôma Becket không trốn tránh, Ngài nói với họ:
- “Tất cả chúng ta hoặc phải chết. Đừng để sự sợ hãi làm cho chúng ta xa rời sự công chính. Tôi sẵn sàng chết vì tình yêu Chúa mà những người này giết tôi không phải vì tình yêu như vậy”.
Và khi nghe bước chân và tiếng kêu của các hiệp sĩ có võ trang, Ngài leo lên thang nhà thờ chính tòa Ngài nói:
- “Tôi ra tiền tuyến”.
Trả lời cho những lăng nhục, Ngài nói:
- “Tôi không phải là kẻ phản bội, nhưng là một linh mục. Tôi sẵn sàng vì Danh đấng đã lấy máu cứ chuộc tôi ... Nhưng vì Danh Thiên Chúa, đừng động tới những người này của tôi”.
Dựa lưng vào cột, Đức Tổng Giám mục chống lại những người muốn đưa Ngài đi, đẩy những người tấn công ngã soài xuống đất:
- “Tôi không đi đâu hết, hãy làm việc đó ở đây đi”.
Những người khác ngập ngừng. Vị tử đạo lớn tiếng phú mình cho Chúa và Giáo Hội”.
- “Lạy Chúa, con phó linh hồn con trong tay Chúa”.
Hai nhát gươm tiếp liền. Tôma Becket ngã xuống miệng còn nói:
- “Vì danh Chúa Giêsu và vì Giáo Hội, tôi bằng lòng chịu chết”.
Và Ngài nằm chết cạnh bàn thờ.
Cái chết của Đức Tổng Giám mục làm chấn động lương tâm toàn thể Chân Âu. Các phép lạ được phổ biến trên mộ Ngài. Đức Alexander III năm 1173 đã phong Ngài làm thánh tử đạo. Nhà vua đã thống hối công khai bên mộ Ngài và những gì khiến thánh nhân chịu khổ đã được sửa sai nhờ cái chết của Ngài. Canterbury trở thành nơi hành hương thứ nhì sau Rôma.