GP.Vinh - Thánh lễ cao điểm tuần chầu lượt giáo xứ Thanh Phong

Đức GiêSu Đã, Đang Và Mãi Mãi Yêu Chúng Ta Cho Đến Cùng

"Tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng ta"

GP.Vinh - Thánh lễ cao điểm tuần chầu lượt giáo xứ Thanh Phong

GP.Vinh - Thánh lễ cao điểm tuần chầu lượt giáo xứ Thanh Phong

GPVO (31/7/2022) – Vào lúc 7h45 sáng Chúa nhật 31/07/2022, giáo xứ Thanh Phong hân hoan chào đón Đức Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long viếng thăm và cử hành thánh lễ cao điểm tuần chầu lượt. Hiệp dâng thánh lễ có cha quản xứ Phêrô Phạm Văn Thuyên, quý cha trong và ngoài giáo hạt Xã Đoài, quý chủng sinh, tu sĩ nam nữ cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

  • IMGP2526
  • IMGP2465
  • IMGP2470
  • IMGP2477
  • IMGP2478
  • IMGP2480
  • IMGP2482
  • IMGP2485
  • IMGP2488
  • IMGP2491
  • IMGP2492
  • IMGP2494
  • IMGP2497
  • IMGP2500
  • IMGP2504
  • IMGP2506
  • IMGP2507
  • IMGP2509
  • IMGP2510
  • IMGP2511
  • IMGP2515
  • IMGP2517
  • IMGP2519
  • IMGP2521
  • IMGP2523
  • IMGP2525
  • IMGP2527

Giáo xứ Thanh Phong có lịch sử trên 200 năm. Thời Tây Sơn, họ đạo có tên là Xóm Vạn. Đến thời vua Minh Mạng, vào năm 1825, giáo họ được đổi tên là Thanh Phong như ngày nay. Vào năm 1861, Thanh Phong đã là một giáo họ toàn tòng. Tuy nhiên, chỉ dụ Phân Tháp của vua Tự Đức đã xóa sổ hoàn toàn họ đạo Thanh Phong. May thay hòa ước Nhâm Tuất ngày 5/6/1862 cho phép người Công giáo được phép hồi hương nên giáo dân Thanh Phong trở về làng cũ, khôi phục lại họ đạo. Đến năm 1882, số giáo dân của Thanh Phong là 202 người. Giáo xứ Thanh Phong được tách ra từ giáo xứ mẹ Bùi Ngõa năm 2019. Hiện nay, giáo xứ có gần 1.400 nhân danh dưới sự coi sóc của cha Phêrô Phạm Văn Thuyên.

Trong phần khai lễ, Đức Cha chủ tế đã mời gọi cộng đoàn cùng hướng về Chúa Giêsu và cảm tạ bởi Ngài đã yêu thương và ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến ngày chung thẩm. Không những thế, Ngài còn trở nên của ăn cho chúng ta qua bí tích Thánh Thể.

Giảng trong thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn cùng suy tư về thái độ của mỗi người đối với Nước Trời. Đức Giêsu trong bài Tin mừng không chỉ trích việc thu tích của cải để làm giàu cũng không khinh chê của cải. Ngài chỉ khuyên người ta phải biết làm giàu trước mặt Thiên Chúa; đừng bắt chước người phú hộ ngu ngốc chỉ biết thu tích cho nhiều của cải vật chất để hưởng thụ, coi của cải như một bảo đảm vững chắc cho cuộc sống để ăn chơi xả láng mà bỏ quên Thiên Chúa, quên cả linh hồn mình.

Trong cuộc sống, nhiều người nghĩ rằng của cải, tiền bạc là quan trọng nhất trên đời, có tiền là có tất cả nên nhiều người làm mọi thứ cốt sao để sở hữu, kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Tiền của ở đâu thì lòng trí đặt ở đó. Do vậy, những người ấy không thể nhận ra cũng không đi tìm kiếm và khám phá được Nước Trời là chính Chúa, là thiên đàng, là sự sống đời đời, là ơn Chúa ban, là sự thánh thiện. Muốn nhận ra được Nước Trời, mỗi người cần để cho Lời Chúa soi dẫn. Thánh Phanxicô Xaviê đã lắng nghe Lời Chúa: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào được ích gì”. Nhờ câu Lời Chúa trên mà ngài được ơn biến đổi hoàn toàn. Từ con người ham mê của cải trần thế trở thành một tu sĩ nghèo khó. Từ một người ham mê khoa bảng trần gian trở thành một người chỉ biết rao giảng chân lý Tin mừng.

Là Kitô hữu, mỗi người hãy lắng nghe Lời Chúa Giêsu dạy, cần phải khôn ngoan trong việc tìm kiếm và lựa chọn những gì có giá trị, nhất là tìm kiếm, lựa chọn kho tàng và viên ngọc quý là Nước Trời, chọn Thiên Chúa làm gia nghiệp, vì Thiên Chúa và Nước của Ngài có giá trị tuyệt đối, vĩnh cửu.

Sau thánh lễ, Đức cha, quý cha và cộng đoàn hiện diện đã sốt sắng chầu Thánh Thể. Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể là mỗi lần người Kitô hữu được suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô, từ Nhập Thể đến Phục Sinh và sự trở lại trong vinh quang của Ngài.

Tâm Quảng

Tag:

2022-07-31