TIẾP CẬN VÀ
HỌC HIỂU LỜI CHÚA:
TƯ DUY HIỆN
HỮU (to be), SỞ HỮU (to have)
TRONG PHẠM
TRÙ YÊU THƯƠNG (love và to love)
Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng
Khi
Mô-sê hỏi tên của Đức Chúa thì Đức Chúa mặc
khải danh của Ngài như sau: “Ta là Đấng Hiện Hữu” (“I am Who I Am”[1], “Ta là Đấng Ta Là”, “Ta là Ta
Là”, Ta là Đấng Hằng Hữu”)[2].
Ông Mô-sê thưa với Thiên Chúa: “Bây giờ, con đến gặp
con cái Ít-ra-en và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với
anh em. Vậy nếu họ hỏi con: Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?”
Thiên Chúa phán với ông Mô-sê: “Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán: “Ngươi nói với
con cái Ít-ra-en thế này: “Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.” Thiên Chúa lại
phán với ông Mô-sê: “Ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en thế này: Đức Chúa, Thiên
Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác,
Thiên Chúa của Gia-cóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thuở, đó là danh hiệu
các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ đến đời kia”[3].
Từ thực tế lịch sử đó trong Thánh kinh, như một chọn lựa để tìm hiểu sâu rộng
thêm về một trong những cách thức khả dĩ nhất để có thể tiếp cận và học hiểu Lời
Chúa cách hiệu quả và xác thực hơn, bài viết “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư
duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (to love)” đã được biên soạn với ít nhiều
những đối chiếu về ngôn ngữ.
Theo định hướng khá triết lý như thế, tư duy nhiều “hiện hữu” hơn “sở hữu”
(more exsisting than possessing)
trong nội hàm ngữ liệu to be nơi các
bản văn Thánh kinh là thực chất tự nhiên, siêu nhiên, và cực tốt; cũng vậy, tư
duy nhiều “sở hữu” hơn “hiện hữu” (more
possessing than exsisting) trong nội hàm ngữ liệu to have nơi các bản văn Thánh kinh là thực chất tự nhiên, siêu
nhiên, và cực tốt[4]. Cả hai lối tư duy triết
lý mà thực tiễn ấy đã gặp nhau một cách cần thiết và hết sức hài hòa trong phạm
trù “yêu thương” (love và to love).
Thật vậy, không chỉ là Hiện Hữu, Thiên Chúa còn đương nhiên chính là Đấng Tự
Hữu, Đấng Hằng Hữu… bởi lẽ, con người có suy tư luôn phải khẳng định rằng phẩm
tính tất yếu của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa là tự hữu, hiện hữu, hằng hữu…. Vâng,
Thiên Chúa trong giao điểm giữa triết học và thần học phải là thế, trong thần học
thuần túy lại càng phải hơn thế! Nghĩa là, mặc khải Thiên Chúa là Đấng Tự Hữu,
Đấng Hiện Hữu, Đấng Hằng Hữu… cũng chính là Đấng Ta Là (“Ta là Đấng Ta Là”, “Ta
là Ta Là”). Theo đó, điểm đến khả dĩ của suy tư triết học chắc chắn phải bao gồm
ý nghĩa đương nhiên đó. Còn mặc khải trong thần học Ki-tô giáo lại càng chứng
thực cho vấn đề đó của triết học đặt ra.
Tuy nhiên, vẫn sẽ mãi là vấn đề bất khả thấu, vấn đề không thể đạt được sự
tối đa tuyệt đối, có chăng chỉ là tối đa tương đối… khi con người muốn hiểu mà
không bao giờ có thể hiểu hết về Thiên Chúa. Thật vậy, dù chỉ là cái biết thấu
đáo tuyệt đối về một vấn đề nào đó, về thánh danh của Thiên Chúa chẳng hạn, thì
cũng không bao giờ được. Hữu hạn không bao giờ có thể thẩm thấu như vô hạn. Sẽ
luôn là quá đáng khi phải trình bày về Tạo Hóa là Đấng Ta Là (“I am Who I Am”)[5].
Chắc chắn quá lời... khi so với Tạo Hóa
Bởi Đấng “Ta Là” dựng nên cả đất trời[6].
Chắc chắn quá hời... khi so với Tạo Hóa
Ngài là “Tất Cả” tất cả khác phụ tùy
Chắc chắn quá đời... khi so với Tạo Hóa
Chí Thánh Cao Cả... sánh thế nào... phàm nhân![7]
Và vậy ra, khi Thiên Chúa phán “Ta Có! Ta Là!” thì phải chăng Ngài nói đến
“tính sở hữu”, “sự có”, “tính hiện hữu”, “tính tồn hữu” của Ngài và cũng là “sự
tự hữu” “sự tự có”, “sự tự hiện hữu, tồn hữu” của chính Ngài. Thế thôi sao:
nghĩa là, đã có, đang có, và tồn hữu mãi mãi, bản thể của Ngài độc lập, trọn vẹn,
và không bao giờ thay đổi![8]
Vì thế, để tiếp cận và học hiểu Lời Chúa, và đón nhận được phần nào những mặc
khải của Thiên Chúa Hằng Hữu thì tư duy hiện hữu, sở hữu… trong phạm trù yêu
thương (vì Thiên Chúa chính là tình yêu) phải được xem là rất cần thiết. Sẽ thật
tuyệt vời khi cả hai lối tư duy triết lý “biện chứng”[9]
và thực tiễn như thế được cùng nhau thể hiện ngữ nghĩa đủ đầy trong nỗ lực diễn
tả “tính sở hữu”, “tính hiện hữu”… và cũng là “sự tự hiện hữu, tự tồn hữu” của
Thiên Chúa Tình Yêu Xót Thương (Merciful
Love)[10].
Vả lại, ngoài Thiên Chúa ra, tất cả các sự thực hữu khác đều là thứ cấp, do
Thiên Chúa sáng tạo, cho phép hiện hữu và để cho các thụ tạo ấy được thông phần
vào công trình sáng tạo của Ngài. Nghĩa là, với ý nghĩa của “Ta là Đấng Hiện Hữu”,
việc mặc khải thánh danh của Đức Chúa… giúp chúng ta định hướng cuộc đời mình,
những thụ tạo được Thiên Chúa yêu thương.
Vâng, đó cũng chính là một số nét đại cương về nội dung và mục đích của bài
viết, để chúng ta khi suy nghĩ hãy tích cực, khi làm hãy nỗ lực, khi sống hãy
hiện thực bằng những hoạt động bác ái thương yêu: “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to be),
sở hữu (to have) trong phạm trù yêu
thương (love và to
love)”[11].
Khi muốn sống đúng theo thánh ý Chúa, thì một trong những điều cần là người
ta phải biết đúng về thánh ý của Chúa. Nếu muốn biết đúng thánh ý Chúa một cách
hiệu quả, thì có lẽ một trong những điều cần là người ta phải biết đúng cách tiếp
cận và học hiểu Lời Chúa sao cho hiệu quả thật. Và nếu muốn có động lực “tốt và
đúng” một cách tự nhiên để có thể hăng hái tiếp cận và học hiểu Lời Chúa cách
đúng đắn nhất, hiệu quả nhất thì trước nhất, người ta phải cậy nhờ vào ân sủng
Chúa ban; sau đó, lại rất tự nhiên và tiệm tiến, phải nại ra những lý do “nên
và phải” đọc Thánh kinh như: Thánh kinh là Lời Chúa đang nói với chúng ta, giúp
chúng ta cầu nguyện, khích lệ chúng ta sống đạo, thúc đẩy chúng ta mong muốn được
trở thành những nhà truyền giáo nhiệt thành hơn. Theo đó, nhờ tiếp cận và học
hiểu Lời Chúa như thế, chúng ta có thể nghe được tiếng Chúa rõ ràng hơn; nghe
được tiếng Chúa rõ ràng hơn, chúng ta lại càng muốn tiếp cận và học hiểu Lời
Chúa nhiều hơn… để áp dụng vào đời sống.
Ngay như trong bối cảnh buổi tĩnh tâm linh mục đoàn TGP. Sài Gòn-TP. HCM vừa
qua chẳng hạn (05-01-2023)… thì cũng vậy[12].
Đi trước là ân sủng Chúa ban. Đi sau là sự tiếp cận, học hiểu, và áp dụng Lời
Chúa vào chính đời sống của bản thân mỗi Ki-tô hữu. Cả hai đều cần thiết để
thay đổi, để nâng cấp, để thánh hóa cuộc sống theo hướng tích cực. Đó là một
trong những phương pháp độc đáo không thể thiếu vì chính sự hài hòa lợi ích
đích thực của ngữ nghĩa văn bản Thánh kinh: “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư
duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (love và to love)”.
Các tham dự viên buổi tĩnh tâm hôm ấy thật dễ dàng nhận ra nhiều đề mục lớn
hết sức quan trọng: (1) Thay đổi lối sống / văn hóa (Xem); (2) Triết lý sống của
người hiện đại (Xét); (3) Người mục tử thay đổi (Làm). Theo đó, phần “Thay đổi
lối sống / văn hóa” đã đặc biệt nhắc đến một nội dung “Con người như một cỗ
máy, được nhìn theo phạm trù hiệu năng, thiếu chiều sâu, tư duy theo phạm trù
‘sở hữu’ (to have: tiền, của cải) chứ
không phải là ‘hiện hữu’ (to be: phẩm
giá)”[13].
Vậy thì, để một lần nữa xác định nội dung và mục đích của việc tiếp cận và
học hiểu Lời Chúa với tư duy hiện hữu, sở hữu, yêu thương (to be, to have, to love) trong đời sống Ki-tô hữu, bài viết này đã
và đang trình bày đôi chút về những nỗ lực khả dĩ nhất cho những ai muốn tiếp cận
và học hiểu Lời Chúa… trong tình yêu xót thương của Ngài.
Đặc biệt, khi so sánh những vấn đề này trong tiếng Việt và tiếng Anh thường
xuất hiện nơi các bản văn Thánh kinh, bài viết này còn muốn khởi đi từ chính nội
hàm ngữ nghĩa của “hiện hữu” (to be),
“sở hữu” (to have), “yêu thương” (to love)… để trong chính đời sống đạo của
mình, mỗi Ki-tô hữu lại có thể tìm thấy nguồn cảm hứng tự nhiên lẫn siêu nhiên
từ bổn phận phải tiếp cận và học hiểu Lời Chúa với tư duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (to love).
Đó sẽ là… một trong những phương pháp
tiếp cận, học hiểu, và áp dụng Lời Chúa mỗi ngày một tích cực hơn[14]. Thật vậy, để tiếp cận
và học hiểu Lời Chúa, không chỉ là tư duy “hiện hữu” mà còn có tư duy “sở hữu”;
không chỉ là “hiện hữu”, “sở hữu” mà còn là “tình yêu”.
Nghĩa là, trong Thánh kinh, cả hai lối tư duy này đều cần thiết, luôn tương
tác bổ sung ý nghĩa cho nhau cách đặc biệt, liều lượng nhiều ít tùy vào từng
trường hợp, “hiện hữu” ngay trước Dung
nhan lòng Chúa thương xót (Vultus
misericordiae)[15]
và “sở hữu” ngay trong tình yêu bao la của Thiên
Chúa là Đấng giàu lòng xót thương (Dives
in misericordia)[16].
Không chỉ thuần túy như suy tư triết lý kiểu René Descartes: “Tôi tư duy do
đó tôi hiện hữu” (Je pense, donc je suis)[18]
– theo đó, dòng chảy triết lý có thể sẽ rất “dài dòng”: “Tôi nghi ngờ, nên tôi
tư duy, nên tôi tồn tại (Dubito, ergo
cogito, ergo sum) – để có thể tiếp cận và học hiểu Lời Chúa theo “nội dung
và mục đích…” trình
bày ở phần trên, mà còn trước hết, (1) ta nghiệm ra tư duy “hiện hữu” (tồn hữu,
hiện có…) và cả tư duy “sở hữu” (chiếm hữu, có…) thuộc phạm trù “yêu thương…”
trong love và to love… xuất hiện ngay trong to
be là một thực động từ (full verb);
và sau là, (2) những tư duy ấy cũng có trong to be là trợ động từ (auxiliary
verb).
Với vị thế là trợ động từ, to be
trong tư duy “hiện hữu” cũng đã thực sự hiện hữu cùng tư duy “sở hữu” để “yêu
thương…” trong ứng dụng thực hành của ngôn ngữ[19],
giúp hữu hiệu cho việc thành lập thì (tense),
cách (mood), dạng (voice), thể (form)[20].
Vâng, để: (1) Thành lập “thì”[21];
(2) Thành lập “dạng thụ động”; (3) Thành lập thể: nghi vấn, phủ định, và tiếp
diễn… với chính nội hàm ngữ nghĩa của “hiện hữu” và “sở hữu” qua từng phần một[22],
to be được sử dụng như thế thật ý
nghĩa theo các kiểu thức nói trên để giúp tiếp cận, học hiểu đúng về Lời Chúa
hơn.
Với nghĩa là ở, có mặt…
Trong những trường hợp như thế, to be
là nội động từ (intransitive verb) và
các cụm từ theo sau đều là các cụm phó từ làm trạng ngữ (adverb phrases). Hãy khám phá tư duy “hiện hữu” và “sở hữu” trong
các thí dụ sau:
- They took note that these men had been (= had stayed)
with Jesus[23].
(Họ nhận ra là những người này đã từng ở với Chúa Giê-su.)
đã từng ở (hiện hữu) + đã từng
có dịp để ở (sở hữu) → … trong yêu thương
- For the last fourteen days, you have been in constant suspense….[24]
(Suốt mười bốn ngày qua, các ông đã bền lòng trông đợi….)
đã bền lòng trông đợi (hiện hữu) + đã từng có dịp để
đã bền lòng trông đợi (sở hữu) → … trong yêu thương
- Before A was born, God is (= exists). (Trước khi có A, Thiên Chúa vẫn hiện hữu [đã có Thiên Chúa hiện hữu].)
vẫn hiện hữu (hiện hữu) + đã
có Thiên Chúa hiện hữu (sở hữu) → … trong yêu thương
Trong cấu trúc there + to be
Trong những trường hợp cấu trúc there
+ to be như thế, there là phó
từ (adverb), hoặc cũng có thể coi là
“hư từ” (expletive), làm chủ ngữ giả
(formal subject); chủ ngữ thật (real subject) đi sau to be, nội động từ (intransitive verb)[25].
Ta hãy khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau:
- There was grain
in Egypt[26].
(= Grain was in Egypt.) (Có thóc
lúa ở Ai-cập.) (Thóc lúa ở đó trong Ai-cập.)
Có thóc lúa (sở hữu) + Thóc
lúa ở đó (hiện hữu) → … trong yêu thương
- There was no
crowd with me[27].
(= No crowd was with me.) (Không có đám đông
“quần chúng” nào ở với tôi.) (Đám đông “quần chúng” không ở
với tôi.)
Không có đám đông “quần
chúng” (sở hữu) + Đám đông “quần chúng” không ở (hiện hữu) → … trong yêu thương
- There is almost
nothing you can offer except solace. (= You can offer
almost nothing except solace.) (Hầu
như không có gì để bạn có thể biếu tặng ngoại trừ sự an ủi.) (Bạn hầu như không thể biếu tặng
gì ngoại trừ sự an ủi.)
Hầu như không có gì (sở hữu) + Bạn hầu
như không thể biếu tặng gì (hiện hữu) → … trong yêu thương
Trong cấu trúc it’s + complement + real subject
Trong những trường hợp cấu trúc it’s
+ complement + real subject, it
làm chủ ngữ giả (formal subject), chủ
ngữ thật (real subject) đi sau to be, nội động từ (intransitive verb). Ta hãy khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu”
trong các thí dụ sau:
- It is not the Roman custom to
hand over any man...[28] (= To hand over any man… is not the Roman
custom.) (Không có tục lệ Rô-ma giao nộp người….) (Giao nộp người
không phải là tục lệ Rô-ma….)
Không có tục lệ (sở hữu) + Giao nộp
người không phải là (hiện hữu) → … trong yêu thương
- It was impossible for
death to keep its hold on him[29]. (= To keep its hold on him was impossible for
death.) (Sự chết không có thể cầm hãm được Người.) (Sự chết không
thể cầm hãm được Người.)
không có thể (sở hữu) + không
thể (hiện hữu) → … trong yêu thương
Trong cấu trúc subject + to be + complement
Trong những trường hợp thuộc cấu trúc subject
+ to be + complement, to be cũng
là nội động từ với tư duy “hiện hữu”, nhưng còn được gọi là động từ liên hệ (link verb)[30],
tương tự như các động từ: to feel (cảm
thấy), to remain (còn lại), to keep (giữ lại), to grow (tăng trưởng), to
get (mắc phải, bị), to become (trở
nên), to seem (có vẻ như), to look (tỏ ra), to appear (xuất hiện, hiện ra),
to turn (trở nên). Trong các cấu trúc này, tư duy “hiện hữu” là chủ chốt;
tư duy “sở hữu” chỉ phảng phất đôi chút:
- He is the stone you
builders rejected, which has become the capstone[31]. (Người là viên đá thợ xây các ông loại bỏ, đã trở
thành đá đỉnh góc.) (Có “Người là viên đá thợ xây...” chứ không phải là
không có)
Người là viên đá thợ xây các
ông loại bỏ (hiện hữu) + Có “Người là viên đá thợ xây...” (sở hữu) → … trong yêu thương
- Then the high priest and all his associates, who were members of the party of the
Sadducees, were filled with jealousy[32].
(Thế
rồi vị thượng tế và tất cả những người cùng phe của ông, những
người thuộc bè Xa-đốc, ngập tràn lòng ghen tức.)
(Thế rồi vị thượng tế và tất cả những người cùng phe của
ông, những người thuộc bè Xa-đốc, ngập tràn lòng ghen tức.)
vị thượng tế và tất cả những
người cùng phe của ông… ngập tràn lòng ghen tức (hiện hữu) + những
người thuộc bè Xa-đốc (sở hữu) → … trong yêu thương
Với những cách sử dụng đặc biệt
Với tư duy “hiện hữu” và “sở hữu”, to
be còn được dùng để diễn tả: tình trạng thể chất hoặc tâm trạng (physical or mental condition)[33],
tuổi tác (age), kích thước (size), trọng lượng (weight), giá cả (price),
thời tiết (weather), thời gian và
ngày tháng (time and date). Ta hãy thử khám phá tư duy “hiện hữu” và “sở hữu” trong
các thí dụ sau đây:
- He is thirty
years old. (age) (Anh ấy được ba
mươi tuổi rồi.) (Anh
ấy có ba mươi năm tuổi.)[34]
được (hiện hữu) + có (sở hữu)
→ … trong yêu thương
- She has been
one-meter seventy-three centimeters tall since 2022. (size) (Cô ấy đã cao được một mét bảy mươi ba từ năm 2022.) (Cô ấy có chiều
cao một mét bảy mươi ba từ năm 2022.)
cao được (hiện hữu) + có
chiều cao (sở hữu) → … trong yêu thương
- It is fine
today! (weather) (Trời đẹp ghê
hôm nay!) (Hôm nay có thời tiết đẹp!)
Trời đẹp ghê (hiện hữu) + có
thời tiết đẹp (sở hữu) → … trong yêu thương
Trong việc thành lập “thì”
Nếu cấu trúc to be + to-infinitive
diễn tả: nhiệm vụ (duty), sự cần thiết
(necessity), ý định (intention), sự dàn xếp (arrangement), sự thoả thuận (agreement), chỉ thị (instruction), tính khả dĩ (possibility), định mệnh (destiny) thì người xem hoặc nghe khi tiếp
cận để học hiểu Lời Chúa cũng phải mang vào mình những tư duy “hiện hữu” và “sở
hữu” để những tâm thế nói trên của “nhiệm vụ, sự cần thiết, ý định, sự dàn xếp,
sự thoả thuận, chỉ thị, tính khả dĩ, định mệnh…” cũng diễn tả tính “hiện hữu”
và “sở hữu” nào đó của chính cấu trúc to
be + to-infinitive muốn diễn tả. Ta hãy thử khám phá tư duy “hiện hữu” và
“sở hữu” trong các thí dụ sau đây:
- All the believers were
to be (intention) together and have (duty)
everything in common[35].
(Các kẻ tin đều muốn tựu lại cùng nhau và bỏ mọi sự làm của
chung.) (Các kẻ tin đều có ý muốn tựu lại cùng nhau và đem mọi sự
bỏ vào làm của chung.)
muốn tựu lại cùng nhau và bỏ mọi sự làm
của chung (hiện hữu) + có ý muốn tựu lại cùng nhau và đem mọi sự bỏ vào
làm của chung (sở hữu) → … trong yêu thương
- Therefore my heart is
to be (necessity) glad, my tongue to rejoice (necessity) and my body also to live (necessity) in hope[36].
(Bởi thế lòng tôi nên sung sướng và lưỡi tôi cần phải vui
mừng, cả thân xác tôi cũng cần sống trong hy vọng.) (Bởi thế lòng tôi được
sung sướng và lưỡi tôi được vui mừng, cả thân xác tôi cũng được sống
trong hy vọng.)
nên sung sướng và lưỡi tôi cần
phải vui mừng, cả thân xác tôi cũng cần… (hiện hữu) + được
sung sướng và lưỡi tôi được vui mừng, cả thân xác tôi cũng được…
(sở hữu) → … trong yêu thương
- The night before Herod was to bring (intention) him to trial, Peter was sleeping between
two soldiers, bound with two chains, and sentries stood guard at the entrance[37]. (Đêm trước ngày
Hê-rô-đê định đưa ngài ra xử, Phê-rô bị cùm bởi hai chiếc xiềng xích,
đang thiếp ngủ giữa hai tên lính, và quân canh đứng phòng giữ ở lối
vào.) (Đêm trước ngày Hê-rô-đê có ý định đưa ngài ra xử, Phê-rô bị cùm bởi
hai chiếc xiềng xích, đang thiếp ngủ giữa hai tên lính, và có quân
canh đứng phòng giữ ở lối vào.)
định đưa ngài ra xử… và quân
canh đứng phòng giữ… (hiện hữu) + có ý định đưa ngài ra xử… và có
quân canh đứng phòng giữ… (sở hữu) → … trong yêu thương.
- Some of the disciples from Caesarea accompanied us and
brought us to the home of Mnason, where we were
to stay (arrangement)[38]. (Một số môn đệ từ Caesarea cùng đi với
chúng tôi, dẫn và sắp xếp cho chúng tôi đến nhà của Mnason là nơi
chúng tôi trú ngụ.) (Một số môn đệ từ Caesarea cùng đi với chúng tôi, dẫn
và sắp xếp cho chúng tôi có nơi trú ngụ nơi nhà của Mnason.)
nhà của Mnason là nơi chúng
tôi trú ngụ (hiện hữu) + có nơi trú ngụ nơi nhà của Mnason (sở hữu) → … trong yêu thương
- You are to abstain
(instruction) from food sacrificed to idols, from blood, from the meat of
strangled animals and from sexual immorality[39]. (Anh em phải
kiêng cữ đồ cúng thần, máu huyết, thịt ngột và dâm bôn.) (Anh em được dạy
phải kiêng cữ đồ cúng thần, máu huyết, thịt ngột và dâm bôn.)
phải kiêng cữ (hiện hữu) + được
dạy phải kiêng cữ (sở hữu) → … trong yêu thương
Trong việc thành lập “dạng thụ động”
Cũng thật rõ ràng, tất cả các thì ở dạng thụ động (passive voice) đều do trợ động từ to be thuộc phạm trù không chỉ “hiện hữu” mà còn là “sở hữu” giúp tạo
nên. Thật vậy, cấu trúc của mệnh đề ở dạng thụ động chính là: chủ ngữ + to be + động tính từ quá khứ[40].
Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “hiện hữu” và “sở hữu” trong các thí dụ sau
đây:
- For, said Peter, it is
written in the book of Psalms, “May
his place be deserted….”[41]
(Bởi
Phê-rô nói, sách Thánh vịnh đã viết:
“Ước gì nơi ở của nó trở hãy thành hoang vu….”) (Bởi Phê-rô nói, trong sách Thánh vịnh hẳn có viết: “Ước gì
nơi ở của nó hãy trở thành hoang vu….”)
đã viết (hiện hữu) + hẳn
có viết (sở hữu) → … trong yêu thương
- If we are being
called to account today for an act of kindness shown to a cripple and are asked how he was healed…[42]
(Nếu
hôm nay người ta gọi chúng tôi đến trả lẽ cho một việc tử tế đã
thực hiện cho một người tàn tật, và tra hỏi chúng tôi xem bằng
cách nào mà người ấy đã được chữa lành….) (Nếu hôm nay chúng tôi bị mời đến
vì một việc tử tế làm cho một người tàn tật, và bị tra hỏi bằng cách
nào mà người ấy đã được chữa lành….)
gọi chúng tôi đến trả lẽ cho
một việc tử tế… tra hỏi chúng tôi… (hiện hữu) +
bị mời đến vì một việc tử tế… bị tra hỏi… đã được chữa
lành… (sở hữu) → … trong yêu thương
- There you will be
told all that you have been assigned
to do[43].
(Ở
đó người ta sẽ bảo cho con biết tất cả những gì Thiên Chúa đã chỉ định
cho con phải làm.) (Ở đó con sẽ được bảo cho biết tất cả những gì
con được chỉ định phải làm.)
người ta sẽ bảo cho con… Thiên Chúa đã chỉ
định cho con… (hiện hữu) + được bảo cho biết… được chỉ định
phải làm… (sở hữu) → … trong yêu thương
Trong việc thành lập thể nghi vấn, phủ định, tiếp diễn
Trong câu có trợ động từ to be, để
thành lập thể (forms): nghi vấn (interrogative), phủ định (negative), tiếp diễn (progressive), công việc phải làm không
chỉ thuộc phạm trù “hiện hữu” mà còn là “sở hữu” do liên quan chủ yếu đến chính
động từ to be[44].
Tuy nhiên, trong các cấu trúc này, tư duy “hiện hữu” là chủ chốt; tư duy “sở hữu”
chỉ phảng phất đôi chút. Vì thế, ta thử khám phá nhận định trên trong các thí dụ
sau đây:
- Who are you (interrogative), Lord?[45]
(Thưa Ngài, Ngài là ai?) (Thưa Ngài, Ngài là ai?)
Ngài là ai (hiện hữu) + (sở hữu)
→ … trong yêu thương
- It is not (negative) for you to know the
times or dates the Father has set by His own authority[46].
(Biết thời buổi hay ngày tháng Cha đã định do quyền của chính Ngài thì
không phải là việc các ngươi.) (Các ngươi không được biết thời
buổi hay ngày tháng Cha đã định do quyền của chính Ngài.)
thì không phải là việc các
ngươi (hiện hữu) = không được biết (sở hữu) → … trong yêu thương
- It is quite
right to say that the Church has been
led by the Holy Spirit, isn’t it
(negative + interrogative: tag question)?[47]
(Nói rằng Chúa Thánh Thần vẫn luôn soi dẫn Giáo hội hẳn là quá
đúng, phải không nào?) (Hẳn là quá đúng để nói rằng Giáo hội vẫn
luôn được Chúa Thánh Thần soi dẫn, phải không nào?)
Chúa Thánh Thần vẫn luôn soi
dẫn…
là quá đúng, phải không nào (hiện hữu) = vẫn luôn được Chúa
Thánh Thần soi dẫn, phải không nào (sở hữu) → … trong yêu thương
- On one of these journeys I was going (progressive) to Damascus with
the authority and commission of the chief priests[48].
(“Dịp thực hiện một trong các cuộc hành trình như thế, tôi đã tới Đa-mát
sau khi các thượng tế trao quyền và sự uỷ nhiệm.) (“Nhân thực hiện một trong
các cuộc hành trình đó, tôi đã có dịp tới Đa-mát sau khi được các thượng
tế trao quyền và sự uỷ nhiệm.)
tôi đã tới Đa-mát… (hiện hữu) + đã
có dịp tới Đa-mát… được các thượng tế trao quyền và sự uỷ nhiệm (sở
hữu) → … trong yêu thương
Để tiếp cận và học hiểu Lời Chúa, trước hết, tư duy “sở hữu” (chiếm hữu,
có…) xuất hiện ngay trong to have là
một thực động từ (full verb). Kế đến,
khi nói đến to have, người sử dụng tiếng
Anh không thể không nghĩ đến phạm trù “sở hữu”, ngay cả khi trong tiếng Việt phải
sử dụng từ ngữ khác cho thích hợp thì không vì vậy mà tính sở hữu lại không tiềm
tàng ngay trong các “từ ngữ khác” ấy[50].
Thí dụ: khi “không làm việc gì” (thuộc phạm trù “hiện hữu”) chẳng hạn thì khác
với “không có việc gì để làm” (thuộc phạm trù “sở hữu”)[51].
Bởi lẽ, “không có việc gì để làm” làm nổi bật phạm trù “sở hữu”, rất khác với
“không làm việc gì” thuộc phạm trù “hiện hữu”. Phạm trù “sở hữu” cũng thể hiện
ít nhiều trong các hình thức khác nhau của động từ to have: to have nguyên
thể hiện tại (present infinitive), to have had nguyên thể hoàn thành (perfect infinitive), having động tính từ hiện tại (present participle), having động danh từ (gerund), had động tính từ quá khứ (past
participle), having had động tính
từ hoàn thành (perfect participle)….
Thật vậy, to have không chỉ diễn tả
phạm trù “sở hữu” mà cũng ít nhiều thuộc về phạm trù “hiện hữu”. Với chính nội
hàm ngữ nghĩa của “sở hữu” và “hiện hữu” qua từng phần một, to have trong các trích dẫn dưới đây
mang đậm chất Thánh kinh…
Với nghĩa là “có”
Trong phạm trù “sở hữu” (chiếm hữu, có…), to have (= to possess / to
own) là động từ thường (ordinary verb),
là ngoại động từ (transitive verb) và
có nghĩa là “sở hữu, thường có, thường xuyên có…”, đồng thời cũng bao gồm nghĩa
“hiện hữu”. Theo đó, người ta vẫn sử dụng do
/ do not để thiết lập thể nghi vấn, thể phủ định[52].
Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau
đây:
-
Did he have the
opportunity to defend himself against their charges?[53] (Có phải ông ta đã có
cơ hội biện hộ cho mình chống lại các cáo trạng của họ không?) (Có phải ông
ta đã sử dụng cơ hội đó để biện hộ cho mình chống lại các cáo trạng của
họ không?)
có cơ hội (sở hữu) = sử dụng
cơ hội đó (hiện hữu) → … trong yêu thương
- Silver or gold I have
not (got) (= There is neither silver nor gold…), but what I have (got) (= there is…) I give you[54].
(Bạc hay vàng tôi không có nhưng điều tôi có thì tôi cho anh.)
(Không phải bạc hay vàng tôi cho anh nhưng điều tôi có thì tôi cho
anh.)
tôi không có (sở hữu) + tôi
cho anh (hiện hữu) → … trong yêu thương
- You have (got) no part nor share (=
There is neither your part nor your
share…) in this ministry[55].
(Ngươi chẳng có phần hay khoản nào trong tác vụ này.) (Không
phần hay khoản nào ở đó cho anh trong tác vụ này.)
Ngươi chẳng có phần hay khoản
nào
(sở hữu) + Không phần hay khoản nào ở đó (hiện hữu) → … trong yêu thương
- If she had (got) a chance to re-live her
life (= If there were a chance for
her to re-live her life…), she would sing
more. (Nếu cô ấy có cơ hội để được sống lại cuộc đời mình, cô ấy sẽ
hát ca nhiều hơn.) (Nếu được dịp sống lại cuộc đời mình, cô ấy sẽ hát ca
nhiều hơn.)
Nếu cô ấy có cơ hội để được sống
lại cuộc đời mình (sở hữu) + Nếu được dịp sống lại cuộc đời mình (sở
hữu + hiện hữu) → … trong yêu thương
Khi có nghĩa là “ăn uống, tiếp
đãi, nhận được, học, gặp phải, trải qua…”[56]
Trong những trường hợp như thế, to
have vẫn là ngoại động từ (transitive
verb) nhưng được xếp vào loại không bất
thường (nonanomalous verb) và vẫn trong phạm trù “sở hữu”
(chiếm hữu, có…), đồng thời cũng bao gồm nghĩa “hiện hữu”. Nghĩa là, việc thành
lập thể nghi vấn (interrogative) hay
phủ định (negative) cũng giống như động
từ thường (ordinary verb): phải sử dụng các trợ động từ to be, to do, to have. Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu”
trong các thí dụ sau đây:
-
Did you have (= receive) the law that was put into effect through angels?[57]
(Có phải các ngươi đã có lề luật do các thiên thần truyền không?) (Có phải
các ngươi đã nhận lề luật do các thiên thần truyền không?)
các ngươi đã có lề luật (sở hữu) + các
ngươi đã nhận lề luật (hiện hữu) → … trong yêu thương
- By examining him yourself will you be able to have (=
will you be able to learn) the truth about all these charges we are bringing
against him?[58] (Tra hỏi hắn ta, có
phải chính ngài sẽ có thể có được sự thật về những cáo trạng mà
chúng tôi đưa ra chống lại hắn?) (Tra hỏi hắn ta, có phải chính ngài sẽ
có thể biết được sự thật về những cáo trạng mà chúng tôi đưa ra chống lại hắn?)
chính ngài sẽ có thể có (sở hữu) + chính
ngài sẽ có thể biết (hiện hữu) → … trong yêu thương
- They have had (= have drunk) too much wine[59].
(Họ đã có quá nhiều rượu.) (Họ đã uống quá nhiều rượu.)
đã có (sở hữu) + đã uống
(hiện hữu) → … trong yêu thương
- Since they were
having (= were spending) many days there, Festus discussed Paul’s
case with the king[60].
(Bởi họ có tại đó nhiều ngày, Festus đã thảo luận vụ Phao-lô
với nhà vua.) (Bởi họ đã lưu lại đó nhiều ngày, Festus đã thảo luận vụ
Phao-lô với nhà vua.) họ có tại đó nhiều ngày
(sở hữu) + họ đã lưu lại đó nhiều ngày (hiện hữu) → … trong yêu thương
- We have not had (= have not received) any letters from Judea concerning you[61]. (Chúng tôi đã không có được thư từ
gì từ Judea gửi mà có liên quan đến ông.) (Chúng tôi đã không nhận được
thư từ gì từ Judea gửi mà có liên quan đến ông.)
không có được thư từ gì (sở hữu) + không
nhận được thư từ gì (hiện hữu) → … trong yêu thương
Với kết cấu have + n / pro +
bare inf / pp / adj / pres p
Trong những trường hợp như thế, to
have với kết cấu have + n / pro +
bare inf / pp / adj / pres p vẫn là thực động từ (full verb), là động từ thường (ordinary
verb), là ngoại động từ (transitive
verb) và vẫn trong phạm trù “sở hữu”
(chiếm hữu, có…), đồng thời cũng bao gồm nghĩa “hiện hữu”. Nghĩa là, have + n / pron + bare inf / pp là kết cấu
tạo thành thể truyền khiển (causative
form), chỉ ra một hành động được thực
hiện do sự sai bảo, xui khiến, mướn, nhờ… của một người khác; còn have + n / pron + adj / pres p là biến
thể của nó với ý nghĩa tương tự[62].
Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu” trong các thí dụ sau
đây:
- Though they found no proper grounds for a death sentence,
they asked Pilate to have (= to get) them execute Jesus[63].
(active sense) (Mặc dầu không tìm ra được lý do chính đáng nào cho bản án tử
hình, họ vẫn xin Phi-la-tô cho họ có Chúa Giê-su để hành hình.)
(Mặc dầu không tìm ra được lý do chính đáng nào cho bản án tử hình, họ vẫn xin
Phi-la-tô để họ hành hình Chúa Giê-su.)
xin Phi-la-tô cho họ có Chúa
Giê-su để hành hình (sở hữu) + xin Phi-la-tô để họ hành hình Chúa Giê-su
(hiện hữu) → … trong yêu thương
- Take these men, join in their purification rites and pay
their expenses, so that they can have (=
can get) their heads shaved[64].
(passive sense) (Hãy đem những người này theo, tham gia vào những nghi thức thanh tẩy của
họ và trả các chi phí cho họ, để họ có thể được cạo đầu.) (Hãy đem những
người này theo, tham gia vào những nghi thức thanh tẩy của họ và trả các chi
phí cho họ, để họ có thể cạo đầu những người này.)
họ có thể được cạo đầu (sở hữu) + họ có
thể cạo đầu những người này (hiện hữu) → … trong yêu thương
- Lord, I have many
things reported about this man[65].
(Lạy
Chúa, con đã được nhiều báo cáo về người này.) (Lạy Chúa, con đã nghe
nhiều báo cáo về người này.)
con đã được nhiều báo cáo về
người này (sở hữu) + con đã nghe nhiều người báo cáo về người này (hiện
hữu) → … trong yêu thương
- God had (= got)
heaven open (adj) and the Son of Man standing (pres
p) at the right hand of God[66].
(Thiên Chúa đã cho (có) trời mở ra và để Con Người đứng bên hữu Thiên
Chúa.) (Thiên Chúa đã bảo trời mở ra và để Con Người đứng bên hữu Thiên
Chúa.)
đã cho (có)
trời mở ra (sở hữu) + đã bảo trời mở ra (hiện hữu) → … trong yêu
thương
Trong
việc thành lập “thì”
Tư duy “sở hữu” (chiếm hữu, có…) cùng với nghĩa “hiện hữu” cũng xuất hiện…
cả khi to have là trợ động từ (auxiliary verb), được ứng dụng để giúp cho việc thành lập các thì hoàn thành
(perfect tenses) đối với nội động từ
cũng như ngoại động từ. Vì thế, ta hãy thử khám phá tư duy “sở hữu” và “hiện hữu”
trong các thí dụ sau đây:
- Have they had (vt) too much wine?[67]
(Có phải bọn chúng đã có quá nhiều rượu rồi chăng?) (Có phải bọn
chúng đã uống quá nhiều rượu rồi chăng?)
bọn chúng đã có (sở hữu) + bọn
chúng đã uống (hiện hữu) → … trong yêu thương
- They were astonished and they took note that these men had been (vi) with Jesus[68].
(Họ kinh ngạc và nhận ra những người này đã từng có mặt với Chúa Giê-su.)
(Họ kinh ngạc và nhận ra những người này đã từng ở với Chúa Giê-su.)
đã từng có mặt với Chúa
Giê-su (sở hữu) + đã từng ở với Chúa Giê-su (hiện hữu) → … trong
yêu thương
Để tiếp cận và học hiểu Lời Chúa, tư duy “hiện hữu” và tư duy “sở hữu” đều
cần thiết và có nhiều ưu điểm. Cả hai đều cần được thể hiện trong tư duy “yêu
thương…”. Nghĩa là, tư duy “yêu thương…” trong love và to love có thể
bao gồm cả hai phạm trù “hiện hữu” của to
be (đồng thời cũng phảng phất đôi chút tư duy “sở hữu”) và “sở hữu” của to have (đồng thời cũng phảng phất đôi
chút tư duy “hiện hữu”). Thật vậy, đời sống Ki-tô hữu cần tư duy “hiện hữu” và
tư duy “sở hữu” trong phạm trù love
và to love. Sau đây là một số thí dụ
về “love” và “to love”… vốn “luôn” bao gồm “hiện hữu” và “sở hữu”:
- The disciple whom Jesus loved stood nearby[69]. (Người môn đệ được
Thầy Giê-su yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] đứng bên cạnh.)
- I have made You known to them, and will continue to make
You known in order that the love You
have for Me may be in them and that I Myself may be in them[70]. (Con đã tỏ cho chúng
biết Cha, và sẽ còn tỏ cho biết nữa, ngõ hầu lòng mến [gồm “hiện hữu” và
“sở hữu”] Cha yêu Con ở trong chúng, và chính Con cũng ở trong chúng.)
- For God so loved
the world that He gave His one and only Son[71].
(Quả vì Thiên Chúa đã quá yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] thế gian
đến đỗi Ngài đã thí ban Người Con Một của Ngài.)
- Simon, son of John, do you truly love Me more than these (love Me)?[72]
(Si-môn, con của Gio-an, ngươi có yêu mến Ta hơn những người này [yêu
mến Ta] [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] không?)
- To love Jesus really, also means to
love everyone, but anyone who loves
his father or mother more than Jesus is not worthy of Him[73]. (Yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] Chúa Giê-su
cách thực sự, tất cũng có nghĩa là yêu mến [gồm “hiện hữu” và “sở
hữu”] mọi người, nhưng ai yêu [gồm “hiện hữu” và “sở hữu”] cha hoặc mẹ
mình hơn Chúa Giê-su thì không xứng với Người.)
Để có thể tiếp cận và học hiểu Lời Chúa cách hữu hiệu hơn, người ta luôn cần
có phương pháp thích hợp; và một trong những phương pháp thích hợp chính là “Tiếp
cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to
be), sở hữu (to have) trong phạm
trù yêu thương (love và to love)”.
Thật vậy, công thức để “tiếp cận và học hiểu Lời Chúa” luôn phải có: (1) các
chất liệu không đổi là tư duy hiện hữu, tư duy sở hữu, phạm trù bác ái-tình
yêu-xót thương; và (2) liều lượng cần sự linh hoạt thích nghi:
Với cấu
trúc có to be thì “nhiều hiện hữu
hơn sở hữu nhưng luôn tràn đầy “bác ái – tình yêu – xót thương”:
HIỆN HỮU
|
+
|
SỞ HỮU
|
BÁC ÁI – TÌNH YÊU – XÓT THƯƠNG
|
|
|
Với cấu
trúc có to have thì “nhiều sở hữu hơn
hiện hữu nhưng luôn tràn đầy “bác ái – tình yêu – xót thương”:
SỞ HỮU
|
+
|
HIỆN HỮU
|
BÁC ÁI – TÌNH YÊU – XÓT THƯƠNG
|
Nếu để “tiếp cận và học hiểu Lời Chúa” vốn là vậy thì phải chăng triết lý sống
của Ki-tô hữu cũng cần phải thay đổi theo tư duy hiện hữu, sở hữu… trong phạm
trù yêu thương như vậy? Vâng, Ki-tô hữu nói chung, cách riêng những người đứng
đầu, những vị hữu trách, nhất là các mục tử cần phải thay đổi, cần thích ứng,
trở về với công lý, công bằng, tình yêu và lòng thương xót… dưới ánh sáng nguồn
cội là Thánh kinh?
Nói khác đi, cuộc sống của Ki-tô hữu không chỉ cần có chiều rộng “bao la”,
chiều cao “ngất trời”… mà còn cần phải có chiều sâu “thấu hiểu”, cần phải tư
duy theo phạm trù phẩm giá, nhân vị… trong Tin-Cậy-Mến. Nghĩa là, Ki-tô hữu với
đức tin vững vàng cần phải hiểu và sống mối tương quan “thấu lý đạt tình” giữa
công lý và lòng thương xót[74].
Bởi lẽ… đó “không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là hai chiều
kích của một thực tại duy nhất mở ra dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh điểm
trong tình yêu viên mãn”[75].
Thật vậy, công lý là một khái niệm căn bản đối với xã hội dân sự, là sự công bằng
hay chính nghĩa; còn lòng thương xót, hay đúng hơn lòng Chúa xót thương thì
không vậy![76]
Misericordiae vultus, số 20,1-3
Không là vô ích để nhắc lại nơi đây về mối tương quan giữa công lý và lòng
thương xót. (APV 20,1) Đây không phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau, nhưng là
hai chiều kích của một thực tại duy nhất mở ra dần dần cho đến khi đạt đến đỉnh
điểm trong tình yêu viên mãn.
(APV 20,2) Công lý là một khái niệm căn bản đối với xã hội dân sự, có nghĩa là
được “quy luật chi phối”[77]. (APV 20,3)
Chút suy tư…
Nếu lời nhận định về một trong những thực tại xã hội: “Con người như một cỗ
máy, được nhìn theo phạm trù hiệu năng, thiếu chiều sâu, tư duy theo phạm trù
‘sở hữu’ (to have: tiền, của cải) chứ
không phải là ‘hiện hữu’ (to be: phẩm
giá)”[78]
là lời cảnh tỉnh đáng cho chúng ta xem xét, bàn bạc và tìm phương thức thay đổi…
thì lời Thánh vịnh sau đây lại thật
là chí lý khi khẳng định: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng
chỉ đường con đi”[79].
Theo đó, một trong những phương pháp thích ứng, cách thức thích hợp sẽ là: “Tiếp
cận và học hiểu Lời Chúa: tư duy hiện hữu (to
be), sở hữu (to have) trong phạm
trù yêu thương (love và to love)”.
Quả vậy, nếu công lý là sự công bằng hay chính nghĩa, là sự đúng đắn hay lẽ
phải… là một khái niệm căn bản đối với xã hội dân sự, được “quy luật chi phối”…
thì dường như phạm trù “sở hữu” (to have)
nghiêng hẳn về thực tại này. Còn nếu lòng thương xót là sự biểu lộ tâm tình xót
xa, mau mắn đồng cảm với những hoàn cảnh khó khăn của nhân loại, là sự khao
khát muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ như thế thì dường như phạm trù “hiện hữu”
(to be) có phần nghiêng mạnh hơn theo
thực tại này[80].
Nhưng cả hai, “hiện hữu” nơi to be và
“sở hữu” nơi to have, đều hiện hữu trong nhau và sở hữu cùng
nhau theo mức độ ít nhiều tùy từng trường hợp.
Đặc biệt, xa hơn và cao hơn bội phần về mặt ý nghĩa thực tiễn và tâm linh
thiết yếu chính là lòng Chúa xót thương, một sự tổng hòa vượt trội của tình yêu
thương xót. Đó là sự biểu lộ tình thương của Thiên Chúa Tình Yêu trước những
hoàn cảnh khó khăn của con người. Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là
công lý theo nghĩa tự nhiên nhưng bao hàm chính công lý một cách tất yếu.
Lòng Chúa xót thương không chỉ có phạm trù “sở hữu” (to have: tiền, của cải) mà còn có phạm trù “hiện hữu” (to be: phẩm giá)[81].
Tình yêu xót thương (merciful love) của
Thiên Chúa mang chiều kích “loving”,
gồm cả “sở hữu” (to have) và cả “hiện
hữu” (to be), gồm… hai chiều kích của
một thực tại duy nhất, đang dần mở ra, và ngày càng sâu sắc, cho đến khi đạt đến
đỉnh điểm “tuyệt đối” trong tình yêu viên mãn “tuyệt vời”[82].
1.
Hai thuật
ngữ “công lý” và “lòng thương xót” có phải là hai thực tại mâu thuẫn nhau
không? Phải hiểu như thế nào? Tại sao? Hãy áp dụng vào thực tiễn sao cho thật hữu
ích.
2.
Cuộc sống
của Ki-tô hữu không chỉ cần có chiều rộng “bao la”, chiều cao “ngất trời”… mà
còn cần phải có chiều sâu “thấu hiểu”, cần phải tư duy theo phạm trù phẩm giá,
nhân vị… nghĩa là làm sao? Nếu công lý là sự công bằng hay chính nghĩa, là sự
đúng đắn hay lẽ phải… thì có phải phạm trù “sở hữu” nghiêng hẳn về thực tại
này? Nếu lòng thương xót là sự biểu lộ tâm tình xót xa, mau mắn đồng cảm với những
hoàn cảnh khó khăn, là sự khao khát muốn làm vơi đi những nỗi đau khổ… thì có
phải phạm trù “hiện hữu” nghiêng về thực tại này?[83]
Thế nào là một sự tổng hòa vượt trội của tình yêu xót thương?
3.
Theo bạn,
lời khẳng định “Con người như một cỗ máy, được nhìn theo phạm trù hiệu năng,
thiếu chiều sâu, tư duy theo phạm trù ‘sở hữu’ (to have: tiền, của cải) chứ không phải là ‘hiện hữu’ (to be: phẩm giá)”[84]
đang phản ánh đúng thực tế? Vậy chúng ta phải thay đổi và thích ứng như thế
nào, cách riêng trong mục vụ? Phương pháp “Tiếp cận và học hiểu Lời Chúa: tư
duy hiện hữu (to be), sở hữu (to have) trong phạm trù yêu thương (love và to love)” có phải là một trong những đáp án khả dĩ không? Thiết yếu?
Trích: Bản tin Hiệp Thông / HĐGMVN, Số 134 (Tháng 3 & 4 năm 2023)
Dù to
be là thực động từ (full verb)
hay trợ động từ (auxiliary verb), nếu
trong câu đã có to be thì việc thành
lập thể nghi vấn (interrogative) hay
phủ định (negative) trong các loại
câu: câu hỏi có-không (yes-no questions),
câu hỏi với từ nghi vấn (wh-questions),
câu hỏi lựa chọn (alternative questions),
câu hỏi láy (tag questions)… luôn
luôn do to be đóng vai trò thiết yếu.
Nghĩa là, trong câu nghi vấn sẽ có sự hoán chuyển vị trí của to be lên trước chủ ngữ (trừ trường hợp
từ nghi vấn đóng vai chủ ngữ); trong câu phủ định not đi ngay sau to be.
Thí dụ:
- Lord,
are you at this time going to restore the kingdom to Israel? (Acts
1:6) (Lạy Chúa, phải chăng phen này Ngài sẽ khôi phục vương quốc cho
Ít-raen?)
- Why
shouldn’t I be baptized? (Acts 8:36) (Tại sao tôi lại không chịu
thánh tẩy nhỉ?)
- Who
is the prophet talking about, himself or someone else? (Acts 8:34)
(Vị tiên tri đang nói về ai, chính ông ta hay một người khác?)
- And
after it was sold, wasn’t the money at your disposal? (Acts 5:4)
(Sau khi nó được bán đi, chẳng lẽ tiền bạc ấy lại không tuỳ thuộc ngươi sử dụng?)